Thí nghiệm đánh giá việc bổ sung chế phẩm Tributyrin (TB) vào thức ăn hoặc nước uống cho lợn con sau cai sữa, để xác định ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệ tiêu chảy và nhiễm vi khuẩn E.coli trong đường tiêu hóa của lợn. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên trên 90 lợn con sau cai sữa ở 26-28 ngày tuổi (7,3±1,5 kg/con), với 3 nghiệm thức (NT) và 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 ô chuồng (10 con/ô), thí nghiệm kéo dài 6 tuần. Nghiệm thức đối chứng (ĐC) là thức ăn hỗn hợp (TAHH) không bổ sung thêm chế phẩm TB vào thức ăn hoặc nước uống; các NT còn lại được bổ sung chế phẩm TB vào thức ăn hỗn hợp (TBTA) với liều 1,0 g/kg TAHH, hoặc nước uống (TBN) liều 0,5 g/l. Kết quả về tăng khối lượng (TKL) bình quân của lợn được bổ sung chế phẩm TB vào nước uống (430,3 g/con/ngày) cao hơn khi bổ sung vào thức ăn (416,3 g/con/ngày), cả 2 NT có bổ sung đều cao hơn lợn ở ĐC (395,7 g/con/ngày); Tiêu tốn thức ăn (TTTA) của lợn có bổ sung chế phẩm vào nước uống có khuynh hướng tiêu thụ thức ăn cao hơn lợn ở 2 NT còn lại, tuy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê; Điều này dẫn đến hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của lợn ở TBN (2,04 kg TA/kg TKL) cao hơn ĐC (2,17 kg TA/kg TKL). Về tỷ lệ và mức độ tiêu chảy của lợn ở NT có bổ sung TB vào nước (5,34% và 0,10) và thức ăn (5,41% và 0,10) đều thấp hơn lơn ở ĐC (6,62% và 0,14). Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E.coli trong phân lợn được bổ sung chế phẩm vào nước uống (1,50 x106 CFU/g phân) và thức ăn (1,55 x106 CFU/g phân) đều thấp hơn lợn không có bổ sung (1,79 x106 CFU/g phân). Nhìn chung khi bổ sung chế phẩm tributyrin vào thức ăn hoặc nước uống có khuynh hướng cải thiện tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn, đồng thời giảm tỷ lệ tiêu chảy và tỷ lệ nhiễm E.coli ở lợn con sau cai sữa. Bổ sung vào nước uống bước đầu có hiệu quả tốt hơn bổ sung vào thức ăn.
Từ khóa: Lợn con sau cai sữa, mức độ tiêu chảy, E.coli, tributyrin, tỷ lệ tiêu chảy.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Thủy và Hồ Thanh Thâm, 2017. Ảnh hưởng của bổ sung acid hữu cơ trong khẩu phần lên năng suất và chất lượng trứng gà công nghiệp giai đoạn mới bắt đầu đẻ trứng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 49b: 1-8.
Thuy, N.T., Phung, N.T.M., Ty, L.T., Bich, N.T.H. and An, T.V., 2018. Effect of organic acid products on growth performance and intestine health of Tam Hoang chicken. Can Tho University Journal of Science. 54(8): 17-23.
Nguyễn Thị Thủy, 2012. ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT CÁ TRA TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI TẠI NÔNG HỘ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 24a: 206-211
Nguyễn Thị Thủy, Huynh Minh Quan, 2015. Ảnh hưởng của mỡ cá Tra trong khẩu phần lên năng suất , chất lượng trứng và khối lượng loại thải gà mái Hisex Brown nuôi công nghiệp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 40: 31-37
Nguyễn Thị Thủy, T.R. Preston, 2012. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ BỔ SUNG MỠ CÁ TRA TRONG KHẨU PHẦN NUÔI HEO NÁI LÊN CHẤT LƯỢNG SỮA VÀ NĂNG SUẤT HEO CON. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 24b: 56-63
Trích dẫn: Nguyễn Thị Thủy và Huỳnh Thị Thắm, 2016. Ảnh hưởng của beta-glucan và bột đạm thuỷ phân từ phụ phẩm cá tra (Pangasius hypophthalmus) trong khẩu phần đến tăng trưởng của heo con sau cai sữa. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 43b: 74-81.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên