Thí nghiệm được thực hiện tại trại gà đẻ trứng công nghiệp để khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm tại các vị trí trong chuồng nuôi đến năng suất cũng như là tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E.coli của gà mái đẻ giống Isa Brown từ 25-30 tuần tuổi. Bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên được thực hiện với 3 nghiệm thức (NT) trong đó NT1 (ĐC): Đầu dãy chuồng (đầu có hệ thống làm mát); NT2 (GC): Dãy lồng tiếp theo nghiệm thức ĐC (giữa chuồng); NT3 (CC): Cuối dãy chuồng (đầu có quạt hút), 4 lần lập lại ở 4 dãy chuồng lồng. Năng suất trứng được ghi nhận ở mỗi lần lập lại là 150 ô chuồng (4 con/ô), mật số E.coli được đếm trong phân gà ở tại 2 thời điểm 27 và 30 tuần tuổi. Kết quả cho thấy nhiệt độ trung bình ở CC là cao nhất (28,42 0C), thấp nhất là ở ĐC (27,680C). Ẩm độ trung bình cao nhất là ở ĐC (82,67%.), thấp nhất là ở CC (79,85%). Nhiệt độ cao nhất trong ngày là ở thời điểm 12h (29,320C) và thấp nhất là ở thời điểm 6h (26,350C). Ẩm độ cao nhất trong ngày là ở thời điểm 6h (86,02%) và thấp nhất là ở thời điểm 12h (79,43%). Năng suất trứng trung bình qua 6 tuần của gà ở các vị trí cao nhất là nghiệm thức GC (78,24%), kế đến là CC (75,91%) và thấp nhất là ĐC (75,38%), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P= 0,21). Tiêu thụ thức ăn ít nhất là gà ở GC (141 g/trứng) và cao nhất là gà ở ĐC (151g/trứng). Khối lượng trứng cao nhất là ở ĐC (55,36 g/trứng) và thấp nhất là ở GC (54,93 g/trứng). Mật số E.coli nhiễm trong phân gà thấp nhất là ở ĐC, gà ở vị trí GC và CC tương đương nhau. Tóm lại, nhiệt độ và độ ẩm ở vị trí giữa chuồng là tối ưu nhất nên gà cho năng suất trứng và tiêu thụ thức ăn/trứng tốt hơn, và gà ở đầu chuồng ít nhiễm E.coli trong đường tiêu hóa hơn ở vị trí khác.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Thủy và Hồ Thanh Thâm, 2017. Ảnh hưởng của bổ sung acid hữu cơ trong khẩu phần lên năng suất và chất lượng trứng gà công nghiệp giai đoạn mới bắt đầu đẻ trứng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 49b: 1-8.
Thuy, N.T., Phung, N.T.M., Ty, L.T., Bich, N.T.H. and An, T.V., 2018. Effect of organic acid products on growth performance and intestine health of Tam Hoang chicken. Can Tho University Journal of Science. 54(8): 17-23.
Nguyễn Thị Thủy, 2012. ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT CÁ TRA TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI TẠI NÔNG HỘ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 24a: 206-211
Nguyễn Thị Thủy, Huynh Minh Quan, 2015. Ảnh hưởng của mỡ cá Tra trong khẩu phần lên năng suất , chất lượng trứng và khối lượng loại thải gà mái Hisex Brown nuôi công nghiệp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 40: 31-37
Nguyễn Thị Thủy, T.R. Preston, 2012. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ BỔ SUNG MỠ CÁ TRA TRONG KHẨU PHẦN NUÔI HEO NÁI LÊN CHẤT LƯỢNG SỮA VÀ NĂNG SUẤT HEO CON. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 24b: 56-63
Trích dẫn: Nguyễn Thị Thủy và Huỳnh Thị Thắm, 2016. Ảnh hưởng của beta-glucan và bột đạm thuỷ phân từ phụ phẩm cá tra (Pangasius hypophthalmus) trong khẩu phần đến tăng trưởng của heo con sau cai sữa. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 43b: 74-81.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên