Thí nghiệm thực hiện tại Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng Trường Đại Học Cần Thơ, từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2018. Mục đích của đề tài nhằm đánh giá quá trình lên men và thành phần dinh dưỡng của mẻ ủ chua cỏ Mồm với nhiều phụ gia khác nhau. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với sáu nghiệm thức (NT) và ba lần lặp lại (M1, C5, Ma5, RM1, RC5, RMa5) tương ứng với với các phụ gia kèm theo: muối (1%); cám (5%); mật (5%); muối (1%) có rơm (10%); cám (5%) có rơm (10%); mật (5%) có rơm (10%). Kết quả thí nghiệm cho thấy bảo quản cỏ Mồm bằng việc ủ chua rất khả quan do quá trình lên men khá tốt. Đồng thời thành phần dinh dưỡng của các NT ủ không thua kém gì các loại thức ăn đang được dùng phổ biến. Các NT ủ có cám và mật luôn cho kết quả tốt hơn do mẻ ủ được bổ sung một phần dinh dưỡng và thúc đẩy quá trình lên men, mùi vị hấp dẫn hơn. Việc bổ sung rơm sẽ tăng hàm lượng vật chất khô nhưng làm giảm hàm lượng protein thô của mẻ ủ.
Từ khóa: Cỏ Mồm, phụ gia, muối, cám, mật, rơm, ủ chua, lên men.
Nguyễn Thị Hồng Nhân, Nguyễn Trọng Ngữ, 2009. SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA DẦU ĐẬU NÀNH VÀ MỠ CÁ ĐẾN TỈ LỆ TIÊU HÓA VÀ TĂNG TRỌNG CỦA BÒ VỖ BÉO. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11b: 1-8
Nguyễn Thị Hồng Nhân, Nguyễn Trọng Ngữ, 2009. SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA DẦU ĐẬU NÀNH VÀ MỠ CÁ ĐẾN TỈ LỆ TIÊU HÓA VÀ TĂNG TRỌNG CỦA BÒ VỖ BÉO. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11b:
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên