Ba mươi giống lúa japonica được sử dụng trong nghiên cứu có thời gian sinh trưởng được phân thành 4 nhóm với 6 giống cực ngắn ngày, 7 giống ngắn ngày, 7 giống trung ngày và 10 giống dài ngày. Các giống lúa dài ngày cho năng suất cao hơn các giống lúa ngắn ngày, trong đó 3 giống cho năng suất cao nhất đều thuộc nhóm dài ngày và 3 giống cho năng suất thấp nhất đều thuộc nhóm cực ngắn ngày. ời gian trổ bông có tương quan với chiều cao cây, số hạt chắc/bông, tỷ lệ lép và năng suất của các giống lúa. ời gian trổ bông càng muộn càng cao cây, nhiều hạt chắc và cho năng suất cao. Tuy nhiên, năng suất lúa chỉ tương quan trung bình với số bông/khóm, tương quan yếu với số hạt chắc/bông, khối lượng hạt và thời gian trổ bông. Chỉ thị phân tử P2 của vùng gen Hd1 có thể xác định được các giống lúa có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm ngắn ngày hay dài ngày nhưng không thể phân biệt được tới 4 nhóm như thực tế đang sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên