Khảo sát kháng thể kháng virus Dại trên chó tại lò mổ, trên chó chưa tiêm phòng vaccine Dại, trên một số động vật hoang dã và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vaccine Dại Rabisin®mono (Merial) tại một số tỉnh thành vùng đồng bằng sồng Cửu Long (ĐBSCL) bằng kỹ thuật Elisa gián tiếp với bộ kit SERELISA®Rabies Ab Mono Indirect của Pháp. Kết quả cho thấy tỷ lệ chó khảo sát tại lò mổ ở thành phố Cần Thơ có kháng thể kháng virus Dại là 14,13%. Chó chưa tiêm phòng ở tỉnh Bến Tre có tỷ lệ kháng thể kháng virus Dại là 5,94%. Có sự lưu hành của kháng thể kháng virus Dại tại Kiên Giang trên dơi (10%) nhưng không phát hiện trên sóc nhen và chuột. Đàn chó tại tỉnh Kiên Giang sau tiêm phòng định kỳ vaccine phòng Dại Rabisin®mono (Merial) có tỷ lệ kháng thể bảo hộ là 79,08%, và có hàm lượng kháng thể trung bình đạt 3,454 IU/ml. Khu vực, lứa tuổi, giống, thời điểm lấy mẫu sau tiêm phòng vaccine Dại có ảnh hưởng đến khả năng sinh kháng thể. Chó được nuôi ở khu vực nội thành (87,72%.) có tỷ lệ bảo hộ cao hơn ngoại thành (73,96). Chó3 năm tuổi 81,48%, cao nhất là chó 1-3 năm tuổi là 90,74%. Giống chó nội có đáp ứng miễn dịch (72,94%) thấp hơn giống chó ngoại (86,76%). Tỷ lệ chó có kháng thể thay đổi theo thời gian sau tiêm phòng, thời gian càng dài thì tỷ lệ chó có bảo hộ càng thấp: giai đoạn < 6 tháng là 91,80%; từ 6 – 12 tháng là 78,85% và > 12 tháng là 60,00%. Yếu tố về giới tính không ảnh hưởng đến khả năng sinh miễn dịch của chó sau tiêm phòng vaccine Dại.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên