Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Tạp chí trong nước 2018
Số tạp chí 237(2018) Trang: 87-92
Tạp chí: Tạp chí KHKT Chăn nuôi
Liên kết:

Trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, mức độ cơ giới hóa, tự động hóa các khâu trong chuỗi sản xuất chăn nuôi ngày càng được ứng dụng rộng rãi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, cũng như giảm thiểu công lao động, rủi ro, đồng thời tăng tính cạnh tranh về giá thành sản phẩm,… Tuy vậy, đối với Việt Nam, chúng ta dường như chưa làm chủ được nhiều công nghệ chăn nuôi tiên tiến, trong đó có công nghệ giống nên năng suất chăn nuôi chưa cao, chất lượng sản phẩm vật nuôi vẫn còn nhiều điểm chưa đạt yêu cầu, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được bảo đảm, hiệu quả chăn nuôi vẫn còn rất khiêm tốn và tính bền vững chưa cao.

Thực tế, trong nhiều năm qua, việc bảo tồn nguồn gen các giống vật nuôi bản địa đã được chú trọng, việc nhập nội các giống/dòng vật nuôi có những tính năng mới, vượt trội (năng suất cao, chất lượng tốt, mới lạ,…) cũng được triển khai khá mạnh. Tuy vậy, công tác giống và quản lý giống nói riêng, cũng như công tác quản lý sản xuất chăn nuôi nói chung ở nước ta vẫn còn lỏng lẻo, khá nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chưa có chiều sâu, chưa có hiệu quả,… mà nổi cộm nhất là công tác dự đoán, dự báo phục vụ cho hệ thống quản lý chăn nuôi ở tầm vĩ mô chưa đạt kết quả như mong đợi. Việc lưu giữ, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen vật nuôi bản địa và ngoại nhập có lúc dường như vượt ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý, bởi việc lai tạo, thương mại hóa các dòng/giống vật nuôi và các sản các sản phẩm chăn nuôi diễn ra khá nhanh, ở đó người chăn nuôi (công ty, cơ sở chăn nuôi, nông hộ,…) tự làm công tác giống để tự cung và để đáp ứng nhu cầu của thị trường sản xuất. Một số quần thể vật nuôi bản địa có khuynh hướng mất gốc và mất hẳn trong hệ thống ngành hàng, trong khi các nguồn gen ngoại cũng chưa được đánh giá nghiêm túc và kiểm soát chặt chẽ.

Các bài báo khác
Số tạp chí Tháng 4(2018) Trang: 7-9
Tạp chí: Dạy và học ngày nay
Số tạp chí Volume 2 Issue 11(2018) Trang: 1-7
Tạp chí: International Journal of Scientific Engineering and Science
Số tạp chí Lần thứ 7(2018) Trang: 214-220
Tạp chí: Hội thảo khoa học Cán bộ trẻ các Trường Đại học Sư phạm toàn quốc
Số tạp chí 229(2018) Trang: 8-11
Tác giả: Đỗ Võ Anh Khoa
Tạp chí: Tạp chí KHKT Chăn nuôi
Số tạp chí 232(2018) Trang: 18-23
Tạp chí: Tạp chí KHKT Chăn nuôi
Số tạp chí 232(2018) Trang: 35-39
Tạp chí: Tạp chí KHKT Chăn nuôi
Số tạp chí 236(2018) Trang: 7-13
Tạp chí: Tạp chí KHKT Chăn nuôi


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...