Chlorine (NaOCl) thường được sử dụng khử trùng trong vệ sinh công nghiệp. Ngoài ra, chlorine thường được ứng dụng để sát trùng bề mặt các loại rau quả và thủy sản. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng sản phẩm phụ (như trihalomethanes-tiền chất gây ung thư) có hại sẽ được sinh ra khi có sự hiện diện của chất hữu cơ trong nước rửa sát trùng. Vì vậy, chlorine dioxide (ClO2) và axit peracetic (C2H4O3) được khuyến cáo sử dụng nhằm sát trùng bề mặt thực phẩm thay thế cho chlorine. Với mục đích đánh giá hiệu quả của dung dịch chlorine dioxide và axit peracetic đến sự giảm mật số vi sinh vật và chất lượng của rau mồng tơi (Basella alba), nghiên cứu tiến hành khảo sát với nồng độ chất sát trùng 25-100 ppm và thời gian 1-5 phút. Kết quả cho thấy sự giảm mật số vi sinh vật phụ thuộc vào loại chất sát trùng, nồng độ và thời gian ngâm khử trùng. Sự giảm mật số vi sinh vật có ý nghĩa khi so sánh rau rửa với chất sát trùng và rửa với nước (đối chứng) (pColiforms (tương ứng là 0,75 và 0,99) và E. coli (tương ứng là 1,31 và 1,63 log CFU/g). Mặt khác, kết quả đánh giá cảm quan cho thấy rau mồng tơi sau rửa với hai loại tác nhân sát trùng trên không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với mẫu đối chứng (p>0,05). Mặc dù, axit peracetic có giá thành cao nhưng nó có thể là chất sát trùng bề mặt thực phẩm hiệu quả thay thế cho chlorine.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên