Bài viết này phân tích tác động của việc giám sát và mối quan hệ xã hội của trưởng nhóm đến vấn đề nợ quá hạn của chương trình cho vay theo nhóm của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam tại đồng bằng sông Cửu Long. Tổng cộng có 104 nhóm với 312 thành viên được phỏng vấn tại ba tỉnh An Giang, Bạc Liêu và Hậu Giang. Mô hình Logit được sử dụng với biến phụ thuộc là biến dummy=1 đại diện cho nhóm có nợ quá hạn. Kết quả cho thấy khoảng cách địa lý bình quân giữa nhóm trưởng với thành viên, số thành viên một nhóm và giới tính của nhóm trưởng có ý nghĩa thống kế và có hệ số tương quan thuận với nợ quá hạn. Trong khi đó số năm sống tại địa phương của nhóm trưởng, số lượng người thân trong nhóm giúp làm tăng khả năng giám sát và hỗ trợ trong việc trả nợ của nhóm .
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên