Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ phủ rong xanh (Cladophora sp.) khác nhau trong bể nuôi đến chất lượng nước, tỉ lệ sống và tăng trưởng của tôm sú (Penaeus monodon). Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức tỉ lệ độ phủ khác nhau, trong đó nghiệm thức không có rong xanh (0% độ phủ) là nghiệm thức đối chứng, 4 nghiệm thức còn lại với độ phủ rong xanh là 30%, 50%, 70% và 90%, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Tôm sú giống (PL15) được nuôi trong bể hình chữ nhật 100 L, sục khí nhẹ và liên tục. Mật độ nuôi là 30 con/bể ở độ mặn 15‰. Kết quả cho thấy trước khi rong tàn (sau 45 ngày nuôi) hàm lượng oxy và pH biến động ngày đêm rất lớn ở các nghiệm thức độ phủ từ 50% đến 90%, tuy nhiên hàm lượng TAN và NO2 thấp hơn nhiều so với nghiệm thức đối chứng. Tỉ lệ sống của tôm đạt cao nhất được tìm thấy ở nghiệm thức 30% độ phủ (83,3%), khác biệt có ý nghĩa (p2 và H2S tăng cao vượt ngưỡng an toàn cho tôm nuôi, dẫn đến tỉ lệ sống của tôm giảm mạnh, đặc biệt nghiệm thức 90% độ phủ chỉ còn 5,56% số tôm sống sót. Nghiên cứu cho thấy nghiệm thức 30% độ phủ có thể được xem là thích hợp trong nuôi tôm sú kết hợp với rong xanh giúp nâng cao tỉ lệ sống và tăng trưởng tôm nuôi đồng thời duy trì được chất lượng nước trong bể nuôi thích hợp và ổn định.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên