Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của bổ sung vitamin E (VitE) trong khẩu phần lên năng suất sinh sản của chim cút Nhật giai đoạn 49-132 ngày tuổi. Tổng số 40 chim cút mái ở 49 ngày tuổi được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (NT) tương ứng với khẩu phần là đối chứng (ĐC): khẩu phần cơ sở (KPCS), E75: KPCS có bổ sung 75 mg VitE/kg TA, E100: KPCS bổ sung 100 mg VitE/kg TA và E125: KPCS bổ sung 125 mg VitE/kg TA và được lặp lại 10 lần, mỗi lần lặp lại là 1 chim cút mái. Thí nghiệm được thực hiện trong 12 tuần từ ngày 23/12/2019 đến 15/03/2020. Kết quả phân tích cho thấy giai đoạn 105-132 ngày tuổi, cút có tỷ lệ đẻ và KL trứng cao nhất ở E100 (93,57% và 11,91 g), ĐC (90% và 11,58 g) và E75 (89,29% và 11,86 g) và thấp nhất ở E125 (79,44% và 10,33 g) (P0,05). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các NT về KL vỏ, tỷ lệ vỏ, tỷ lệ lòng trắng và độ dày vỏ trứng (P
Từ khóa:Vitamin E, tỷ lệ đẻ, khối lượng trứng, chim cút Nhật
Trích dẫn: Nguyễn Thị Kim Khang, Phạm Ngọc Du, Đỗ Võ Anh Khoa và Sơn Ngọc Thái, 2016. Ảnh hưởng của bổ sung beta-glucan lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm Hisex Brown. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 2): 120-124.
Nguyễn Thị Kim Khang, Nguyễn Minh Thông, Ngô Thanh Sang, Đỗ Võ Anh Khoa, 2014. ẢNH HƯỞNG CỦA VITAMIN E TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ ISA BROWN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 145-150
Nguyễn Thị Kim Khang, Võ Văn Sơn, Nguyễn Văn Đạo, 2009. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11a: 176-182
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên