Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung vitamin E (VitE) trong khẩu phần lên năng suất sinh sản của gà Nòi lai. Tổng số 72 gà mái hậu bị 16 tuần tuổi được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức (NT) tương ứng với khẩu phần là đối chứng (ĐC): khẩu phần cơ sở (KPCS), E125: KPCS có bổ sung 125mg VitE/kg TA và E250: KPCS bổ sung 250mg VitE/kg TA và được lặp lại 8 lần, 3 gà mái/lần lặp lại. Thí nghiệm được thực hiện trong 10 tuần từ ngày 5/9/2019 đến 14/11/2019. Kết quả phân tích cho thấy lô ĐC có tỷ lệ hao hụt là 25%, cao hơn so với các NT có bổ sung VitE (12,5-16,67%, P>0,05). Tuổi đẻ trứng đầu tiên của gà mái Nòi lai là 139-142 ngày và tuổi đẻ đạt 50% là 152-158 ngày tuổi. TTTA, TKLTĐ, TKLTK và HSCHTA của gà giai đoạn 16-20 tuần tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các NT (P>0,05). Tương tự, không tìm thấy sự khác biệt giữa các NT về tỷ lệ đẻ, NS trứng, KL trứng và TTTA của gà giai đoạn 20-26 tuần tuổi (P>0,05). HSCHTA giai đoạn 20-24 tuần tuổi cao nhất ở E125 (2,3) và thấp nhất ở E250 (2,15) (P
Trích dẫn: Nguyễn Thị Kim Khang, Phạm Ngọc Du, Đỗ Võ Anh Khoa và Sơn Ngọc Thái, 2016. Ảnh hưởng của bổ sung beta-glucan lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm Hisex Brown. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 2): 120-124.
Nguyễn Thị Kim Khang, Nguyễn Minh Thông, Ngô Thanh Sang, Đỗ Võ Anh Khoa, 2014. ẢNH HƯỞNG CỦA VITAMIN E TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ ISA BROWN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 145-150
Nguyễn Thị Kim Khang, Võ Văn Sơn, Nguyễn Văn Đạo, 2009. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11a: 176-182
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên