Trong vài thập kỷ gần đây biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính và cạn kiệt nguồn năng lượng trở thành mối quan tâm và thách thức của toàn cầu. Năng lượng mặt trời (NLMT) là một trong các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) được nhiều quốc gia khai thác, có tỷ trọng cao thứ hai sau năng lượng gió. Với các chính sách khuyến khích của nhà nước Việt Nam, các dự án điện NLMT đã phát triển mạnh trong giai đoạn 2019 - 2020. Theo số liệu từ Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Năng lượng Đan Mạch (2022), tính đến cuối năm 2020, tổng công suất lắp đặt điện NLMT trên cả nước đạt 16.500 MW, chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện quốc gia. Theo kịch bản Quy hoạch điện VIII, công suất lắp đặt điện NLMT tại nước ta sẽ tăng từ 16,6 GW lên 20,1 GW trong giai đoạn 2021 - 2030, và tăng mạnh đến 71,9 GW vào năm 2045. Ước tính sẽ có khoảng 50,9 - 62,1 triệu tấm quang điện được lắp đặt trong giai đoạn 2021 - 2030, và lên đến 150 triệu tấm vào năm 2045. Đến năm 2030 ước tính có 3,75 triệu tấn pin NLMT thải bỏ ra môi trường (Trịnh Minh Quang, 2022). Vấn đề ô nhiễm môi trường từ xử lí các tấm pin NLMT dần trở nên cấp thiết trong bối cảnh số lượng pin tăng trưởng theo cấp số nhân. Vĩnh Long thuộc Đồng bằng sông Cửu Long với bình quân 7,5 giờ nắng một ngày; thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2.550 - 2.700 giờ, có điều kiện thuận lợi để phát triển điện NLMT. Theo thống kê của Công ty Điện lực Vĩnh Long (2020), đến cuối năm 2020 toàn tỉnh có 1.740 dự án điện NLMT hòa lưới với tổng công suất 52.979 kW. Sau khi sử dụng, chất thải của hệ thống pin NLMT là thủy tinh, kim loại, nhựa và silicon,... Nghiên cứu “Hiện trạng sử dụng và các yếu tố tác động đến lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời tại TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long” nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng, thải bỏ và các vấn đề liên quan đến lắp đặt tấm pin NLMT, từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý nguồn thải này sau khi sử dụng.
Trương Hoàng Đan, Trương Thị Nga, Lê Nhật Quang, Bùi Trường Thọ, 2009. DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG ĐẠM TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRỒNG CÂY ĐIÊN ĐIỂN (SESBANIA SESBAN). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 12: 1-8
Trương Hoàng Đan, Quách Trường Xuân, Bùi Trường Thọ, 2014. ĐÁNH GIÁ LƯỢNG CACBON TÍCH LŨY CỦA SINH KHỐI RỪNG TRÀM TRÊN NỀN ĐẤT THAN BÙN TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 30: 105-114
Trương Hoàng Đan, Lê Hoàng Tất, Bùi Trường Thọ, 2014. Đánh giá lượng cacbon tích lũy của sinh khối rừng tràm trên nền đất sét tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 31: 125-135
Trương Hoàng Đan, Bùi trường Thọ, 2012. SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM MÔ CHUYỂN KHÍ MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT THỦY SINH TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ô NHIỄM. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 24a: 126-134
Trương Hoàng Đan, Nguyễn Công Thuận, Ngô Minh Hằng, Trần Dương, , 2008. ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI ĐẤT ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÂY ĐIÊN ĐIỂN (SESBANIA SESBAN). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 10: 176-184
Trương Hoàng Đan, Bùi Trường Thọ, Nguyễn Phương Duy, 2012. SỰ PHÂN BỐ CỦA THỦY SINH THỰC VẬT BẬC CAO TRONG CÁC THỦY VỰC Ô NHIỄM HỮU CƠ VÀO MÙA MƯA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23a: 283-293
Trương Hoàng Đan, Hans Brix , 2009. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ÁNH SÁNG, ĐỘ MẶN, VÀ TIỀN XỬ LÝ HẠT GIỐNG LÊN SỰ NẨY MẦM CỦA HẠT GIỐNG ĐIÊN ĐIỂN (SESBANIA SESBAN). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11b: 284-292
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên