Nhằm đánh giá chất lượng các khẩu phần thức ăn ủ chua cho bò khi kết hợp nguồn phụ phẩm nông nghiệp với các nguồn thực liệu khác, một nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2017 đến 4/2018 tại Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số ba nhân tố: chất bổ sung (mật đường và thực liệu khác), nguồn phụ phẩm (thân bắp, dây khoai lang và dây đậu phộng) và thời gian bảo quản (1, 2 và 3 tháng bảo quản) với 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy các mẻ ủ đáp ứng các yêu cầu về đánh giá cảm quan, chất lượng, màu sắc và mùi thể hiện sự đặc trưng của thức ăn ủ chua. Giá trị pH của các nghiệm thức (NT) giảm một cách nhanh chóng sau 1 tháng bảo quản. Các NT được đánh giá tốt vì có pH 4-4,5. Hàm lượng axít lactic/tổng số axít hữu cơ cao ở mẻ ủ sử dụng nguồn thực liệu để trộn (90,6%) hơn là sử dụng nguồn mật đường (86,9%). Chỉ có NT ủ chua dây đậu phộng với các nguồn thực liệu khác ở thời điểm sau 1 và 2 tháng bảo quản mới phát hiện có axít propionic và axít butyric. Chất bổ sung, nguồn phụ phẩm và thời gian bảo quản đều ảnh hưởng đến thành phần hoá học của mẻ ủ. Nguồn phụ phẩm được phối trộn với các thực liệu khác sẽ gây ra sự giảm đáng kể thành phần hoá học của mẻ ủ (P
Trích dẫn: Hồ Thanh Thâm và Mai Trương Hồng Hạnh, 2020. Năng suất và thành phần hóa học của dây và củ khoai lang phụ phẩm làm thức ăn cho gia súc, gia cầm tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(5B): 87-92.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên