Khảo sát được thực hiện tại quận Cái Răng, TP. Cần Thơ và phân tích tại Phòng thí nghiệm thuộc Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Mục tiêu của khảo sát nhằm đánh giá tiềm năng và chất lượng phụ phẩm từ quá trình chế biến trái mít. Khảo sát được tiến hành với phụ phẩm của trái mít giống Thái (cùi, vỏ và hạt) bằng cách thu thập số liệu trên 60 trái mít và phân tích thành phần hóa học của vỏ, cùi, hạt mít của 5 trái mít khác nhau. Kết quả cho thấy vỏ mít chiếm phần lớn khối lượng trái (45,15%). Thành phần vật chất khô (DM) trung bình trong vỏ mít là 14,47% và cùi mít là 16,40%, trong khi hạt mít có DM là 37,11%. Khoáng tổng số của hạt, cùi và vỏ mít lần lượt là 3,14, 4,04 và 5,69%. Protein thô trong hạt là cao nhất 10,44%, kế đến là vỏ 8,70% và sau cùng là cùi 7,02%. Thành phần ADF và NDF cao nhất ở cùi mít lần lượt là 33,96% và 28,04%, kế đến là vỏ mít 26,40% và 26,42%, hạt mít là 16,23% và 33,19%. Kết quả khảo sát cho thấy chất lượng từ phụ phẩm của trái mít mang lại và tiềm năng để sử dụng nguồn phụ phẩm này làm thức ăn trong chăn nuôi.
Trích dẫn: Hồ Thanh Thâm và Mai Trương Hồng Hạnh, 2020. Năng suất và thành phần hóa học của dây và củ khoai lang phụ phẩm làm thức ăn cho gia súc, gia cầm tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(5B): 87-92.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên