Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các chế phẩm vi sinh đến khả năng sinh khí và nồng độ các khí NH3 và H2 S sinh ra từ quá trình ủ yếm khí phân bò. Phân bò được trộn/không trộn với các chế phẩm vi sinh và chứa trong lọ nhựa dung tích 1.000 ml, được bố trí theo mô hình hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức (NT): (1) ĐC (Đối chứng): không bổ sung chế phẩm vi sinh; (2) KM1: bổ sung chế phẩm KM1 ở tỷ lệ 0,5 g/100 g phân bò; (3) KM2: bổ sung chế phẩm KM2 ở tỷ lệ 0,5 g/100 g phân bò; (4) Yucca: bổ sung chế phẩm KMPC-CT3 ở tỷ lệ 0,5 ml/100 g phân bò và (5) Trico: bổ sung chế phẩm Tricoderma-ĐHCT ở tỷ lệ 0,5 g/100 g phân bò và 3 lần lặp lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chế phẩm vi sinh dùng trong thí nghiệm không ảnh hưởng đến lượng khí sinh ra từ quá trình ủ phân bò trong điều kiện yếm khí ở thời điểm 10 ngày sau khi ủ. Các chế phẩm vi sinh có tác dụng làm giảm NH3 ở các NT thí nghiệm (dao động từ 5,75-9 ppm) so với ĐC, thấp nhất ở nghiệm thức KM1, đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y không khí chuồng nuôi (giới hạn tối đa là 10 ppm). Tuy nhiên, nồng độ khí H2S sinh ra vào cuối thí nghiệm vẫn còn cao yêu cầu vệ sinh thú y không khí chuồng nuôi.
Trích dẫn: Hồ Thanh Thâm và Mai Trương Hồng Hạnh, 2020. Năng suất và thành phần hóa học của dây và củ khoai lang phụ phẩm làm thức ăn cho gia súc, gia cầm tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(5B): 87-92.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên