Thông tin chung: Ngày nhận bài: 17/03/2018 Ngày nhận bài sửa: 11/06/2018 Ngày duyệt đăng: 27/12/2018 Title: The real situation of the lecturers' applying experiential education at the School of Education - Can Tho University Từ khóa: Dạy học trải nghiệm, học qua trải nghiệm, Khoa Sư phạm Trường Đại học Cần Thơ, thực trạng đào tạo giáo viên Keywords: Experiential education, experiential education activity, experiential learning, real situation of student teacher training, School of Education at Can Tho University | ABSTRACT Innovating in teacher training request the educators to intensify learner’ experience. Based on a sum of the theory of experiential education and the field study consisted of surveying 31 lectures at 8 departments, indeed interview 7 department’s heads, and observing teaching process of 3 lectures of the School of Education, this article is to analyze the real situation of applying the experiential education theory of the lecturers at the School of Education Most of the headers and lecturers have understood and applied this theory to improve the student teacher’s professional competencies. Besides that, this study also pointed out a difference about awareness and application of experiential education of the lecturers between the group of methodology and the others. In general, the experiential education activities of the lecturers have been individually applied and gotten some difficulties. Some of the associated solutions to improve the quality and efficiency of faculty' experiential education activities included updating the curriculum and upgrading lecturer’s competencies also managing the competent portfolio of the students. TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu nhằm làm rõ thực tiễn tổ chức dạy học trải nghiệm (DHTN) trong đào tạo giáo viên của đội ngũ giảng viên (GV) ở Khoa Sư phạm (KSP) Trường Đại học Cần Thơ. Bài báo dựa trên nghiên cứu lí luận về DHTN, khảo sát 31 GV, phỏng vấn 7 GV là cán bộ quản lí các bộ môn (BM) trực thuộc KSP (trưởng, phó trưởng bộ môn và tổ trưởng chuyên ngành, trong đó có BM Tâm lí - Giáo dục) kết hợp quan sát thực tế giảng dạy một số giờ học. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số GV (quản lí và giảng dạy) có nhận thức cơ bản về DHTN và thực hiện nhiều hoạt động thiết thực, giúp sinh viên (SV) phát triển các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp dựa trên lí thuyết này. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt về nhận thức cũng như thực tế vận dụng DHTN trong đào tạo giữa các GV, giữa nhóm GV tổ phương pháp và các tổ chuyên ngành khác ở KSP. Nhìn chung, các hoạt động DHTN còn mang tính riêng lẻ, chưa có sự kết nối và GV vẫn còn gặp một số khó khăn, cần có những biện pháp cơ bản về hoàn thiện chương trình đào tạo, nâng cao năng lực GV, quản lí chặt chẽ quá trình rèn luyện và phát triển năng lực của SV. |