Mục tiêu của bài báo này là đánh giá hành vi mua hàng chuyển đổi số của khách hàng trẻ đối với ngành hàng may mặc quần áo. Sự khác biệt của hành vi mua hàng chuyển đổi số theo các khu vực sống khác nhau (tức là nông thôn, thành thị) cũng là mục tiêu của bài viết này. Trong bài báo này, chuyển đổi số trong hành vi mua hàng được hiểu là xu hướng chọn mua trực tuyến thay vì mua trực tiếp bất cứ khi nào khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm. Một cuộc khảo sát với sự tham gia của 384 khách hàng trẻ tuổi ở Đồng bằng sông Cửu Long đã được thực hiện. Thống kê mô tả và T-test mẫu độc lập là hai phương pháp phân tích chính được sử dụng trong bài. Đa số khách hàng trẻ thích sự kết hợp giữa trực tuyến và ngoại tuyến. khách hàng trẻ tuổi có xu hướng mua sắm trực tuyến một lần mỗi tuần, sử dụng điện thoại thông minh và các nền tảng thương mại điện tử (tức là Lazada, Shopee, Tiki, v.v.). Sự chuyển đổi số trong hành vi mua hàng được đánh giá ở mức khá tốt, tuy nhiên, vẫn có tiềm năng đáng kể cho sự chuyển đổi đó trong tương lai. Nghiên cứu không thể tìm thấy sự khác biệt đáng kể giữa chuyển đổi số trong hành vi mua hàng của khách hàng nông thôn và thành thị.
Dương Quế Nhu, Nguyễn Tri Nam Khang, Lương Quỳnh Như, 2013. TÁC ĐỘNG CỦA HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN VIỆT NAM ĐẾN DỰ ĐỊNH QUAY TRỞ LẠI CỦA DU KHÁCH QUỐC TẾ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 27: 1-10
Dương Quế Nhu, Nguyễn Tri Nam Khang, Nguyễn Thị Thảo Ly, 2014. NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA ẨM THỰC VIỆT NAM QUA ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH QUỐC TẾ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 30: 51-59
Dương Quế Nhu, Nguyễn Tri Nam Khang, Nguyễn Châu Thiên Thảo, 2014. ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VÀ DỰ ĐỊNH HÀNH VI CỦA DU KHÁCH QUỐC TẾ KHI ĐẾN CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 32: 76-84
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên