Phân bố sử dụng đất đai giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững của địa phương. Để đáp ứng mục tiêu này 02 phương pháp được ứng dụng trong phân tích là: đánh giá thích nghi đất đai và mô hình toán tối ưu qua kết quả điều tra có sự tham gia của cộng đồng và phỏng vấn 300 nông hộ về các chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, kết quả được tổng hợp, xử lý làm cơ sở cho hai phương pháp đánh giá thích nghi định lượng kinh tế và sử dụng mô hình toán tối ưu. Kết quả nghiên cứu cho thấy đã thành lập được bản đồ đơn vị đất đai từ việc chồng lắp các bản đồ đơn tính đất, nước, kết quả xác lập 68 đơn vị đất đai và 12 vùng thích nghi đất đai tự nhiên cho 09 kiểu sử dụng đất đai gồm: 03 lúa (LUT1), 02 lúa (LUT2), 01 lúa - 01 tôm (LUT3), Chuyên tôm (LUT4), 01 lúa - 02màu (LUT5), Chuyên màu (LUT6), Rừng - tôm (LUT7), Muối - thủy sản kết hợp (LUT8), Tôm - thủy sản kết hợp (LUT9). Kết quả đã xác định phương án bố trí sử dụng đất đai cụ thể, hợp lý cơ bản đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững cho các vùng thích nghi tự nhiên trên cơ sở tối ưu hóa đồng thời 05 mục tiêu về hiệu quả lợi nhuận, hiệu quả yêu cầu lao động, hiệu quả động vốn, mức thích hợp đất đai và hiệu quả môi trường với các trọng số lần lượt thay đổi theo điều kiện ràng buộc về giới hạn diện tích thích nghi, giới hạn yêu cầu lao động và các chỉ tiêu phát triển từng kiểu sử dụng đất đai của chính quyền địa phương.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên