Hai thí nghiệm (Nông trường Sông Hậu, Thành phố Cần Thơ và Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) ngoài đồng được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2014 nhằm đánh giá hiệu quả phân hữu cơ-vi sinh sản xuất từ bùn đáy ao cá+ rơm rạ và phân bón hóa học (phân hổn hợp NPK) trên cây TắC (cây HạNH)(Citrus microcarpa L.) trồng trên đất phù sa của hai địa điểm này. Kết quả cho thấy bón 5 tấn/ha phân hữu cơ-vi sinh kết hợp với 50% phân NPK 20-20-15 (0,5 kg/gốc/năm) cho năng suất, phẩm chất trái, dịch quả tương đương với cây TắC bón 100% phân NPK 20-20-15 (1 kg/gốc/năm) và không bón phân hữu cơ-vi sinh như thế bón 5 tấn/ha phân hữu cơ-vi sinh tiết kiệm được 50% phân NPK 20-20-15 nhưng độ phì đất trồng được cải thiện đáng kể sau 2 năm trồng cây TắC. Bón phân hữu cơ-vi sinh và phân hóa học cho cây TắC trồng ở Nông trường SÔNG HậU, Thành phố Cần Thơ có trái nhỏ và năng suất thấp hơn trái TắC trồng ở Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang nhưng có độ Brix (độ ngọt) trong dịch trái cao hơn độ Brix trong dịch trái TắC trồng ở Vị Thanh; hàm lượng nitrate trong dịch trái TắC ở cả hai thí nghiệm đều rất thấp, tiết kiệm được 4.200.000 đồng từ 400 kg NPK 20-20-15.
Từ khóa: cây Tắc, chất lượng dịch quả, đất phù sa, năng suất trái, phân hữu cơ-vi sinh
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên