Một nghiên cứu được thực hiện tại Trại chăn nuôi thực nghiệm phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ để đánh giá các mức bổ sung bã bia khác nhau vào khẩu phần cơ bản phụ phẩm lá bông cải (Brassica cauliflora Lizg) trên khả năng sử dụng dưỡng chất, tăng khối lượng, tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến các dưỡng chất và hiệu quả kinh tế của thỏ lai. Thí nghiệm nuôi sinh trưởng được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Các nghiệm thức là 5 mức độ bổ sung bã bia gồm 0, 100, 150, 200 và 250 g/con/ngày (tương ứng với các nghiệm thức BB0, BB100, BB150, BB200 và BB250). Mỗi đơn vị thí nghiệm có 4 thỏ lai ở 7 tuần tuổi (cân bằng phái tính) và thí nghiệm được tiến hành trong 10 tuần. Thí nghiệm tiêu hóa dưỡng chất được thực hiện lúc thỏ 12 tuần tuổi, trong 7 ngày nhằm đánh giá tiêu hóa biểu kiến các dưỡng chất và nitơ tích lũy. Kết quả cho thấy lượng phụ phẩm lá bông cải giảm dần khi tăng mức độ bổ sung bã bia trong khẩu phần, trong khi lượng bã bia tiêu thụ tăng dần (PThỏ được bổ sung 250 g bã bia ở nghiệm thức BB250 có tăng khối lượng và khối lượng kết thúc cao hơn các nghiệm thức khác (P(Pđạt tăng khối lượng, tiêu hóa dưỡng chất, N tích lũy cao hơn và cho lợi nhuận tốt hơn. Từ khóa: Bã bia, dưỡng chất tiêu hóa, phụ phẩm lá bông cải, tăng khối lượng, thỏ lai
Nguyễn Văn Thu, Nguyễn Thị Kim Đông, 2015. Ảnh hưởng của các mức độ đạm thô trong khẩu phần bằng bổ sung bánh đa dưỡng chất đến sự ti. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 37: 11-17
Nguyễn Văn Thu, Nguyễn Thị Kim Đông, 2011. ỨNG DỤNG KỸ THUẬT TIÊU HÓA IN VITRO ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT VÀ SẢN XUẤT RƠM DINH DƯỠNG (NUTRITIONAL RICE STRAW) LÀM THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 17a: 124-132
Nguyễn Văn Thu, 2010. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ PROTEIN THÔ TRONG KHẨU PHẦN LÊN SỰ TIÊU THỤ THỨC ĂN, TỶ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT, CÁC THÔNG SỐ DẠ CỎ, NI TƠ TÍCH LŨY VÀ TĂNG TRỌNG CỦA BÒ TA. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 15a: 125-132
Nguyễn Văn Thu, Nguyễn Thị Kim Đông, 2008. ẢNH HƯỞNG CỦA LÁ RAU MUỐNG THAY THẾ CỎ LÔNG TÂY LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA THỎ CÁI LAI. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 09: 19-25
Nguyễn Văn Thu, 2010. NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÃ LỤC BÌNH Ủ CHUA TRONG KHẨU PHẦN ĐỂ CHĂN NUÔI BÒ THỊT ĐỊA PHƯƠNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 13: 230-238
Thu, N.V., 2019. Recent production status, research results and development conditions of rabbit production in Vietnam - A review. Can Tho University Journal of Science. 11(1): 30-35.
Nguyễn Văn Thu, Nguyễn Thị Kim Đông, 2010. NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG DỊCH MANH TRÀNG CỦA THỎ ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ SINH KHÍ VÀ TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở IN VITRO. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16a: 60-70
Nguyễn Văn Thu, 2005. NGHIÊN CỨU BẢO QUẢN NGỌN MÍA LÀM NGUỒN THỨC ĂN CHO GIA SÚC NHAI LẠI TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 04: 63-70
Thu, N.V., 2015. Livestock production systems adapting to the global cri-ses in tropical developing countries - a review. Can Tho University Journal of Science. 1: 69-80.
Nguyễn Văn Thu, 2016. Effects of water hyacinth silage in diets on feed intake, digestibility and rumen parameters of sheep (Ovis aries) in the Mekong Delta of Vietnam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 02: 8-12
Nguyễn Văn Thu, Nguyễn Thị Kim Đông, 2013. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ XƠ TRUNG TÍNH (NEUTRAL DETERGENT FIBER - NDF) TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN SỰ TIÊU THỤ THỨC ĂN, TỈ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT VÀ SỰ TÍCH LŨY ĐẠM CỦA CỪU TỪ 3 ĐẾN 5 THÁNG TUỔI. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 28: 8-14
Tạp chí: 2ND INTERNATIONAL CONFERENCE ON GREEN TECHNOLOGY AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT OCTOBER 30th - 31st, 2014, Ho Chi Minh City University of Technical Education
Tạp chí: 2ND INTERNATIONAL CONFERENCE ON GREEN TECHNOLOGY AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT OCTOBER 30th - 31st, 2014, Ho Chi Minh City University of Technical Education
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên