Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định mức độ tối ưu của mức probiotic với ủ với lúa mì trong khẩu phần nuôi thỏ cái sinh sản Californian ở lứa thứ nhất. Hai mươi lăm (25) thỏ cái hậu bị được bố trí hoà n toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 5 lần lặp lại. Các nghiệm thức là LU_P0, LU_P1,25, LU_P2,5, LU_P3,75 và LU_P5 tương ứng với 5 mức độ bổ sung Probiotic (tên thương mại làBio-Prozyme) ủ với lúa mì khác nhau trong khẩu phần là 0; 1,25; 2,5; 3,75 và 5% (DM). Khẩu phần nuôi thỏ gồm có cỏ lông tây, rau muống, bắp cải phụ phẩm, bã đậu nành, đậu nành ly trích và lúa mì. Probiotic ủ với lúa mì gồm có lúa mì chiếm 96%, Bio-prozyme 3%, khoáng và vitamin 1% (trạng thái sử dụng). Kết quả cho thấy hàm lượng dưỡng chất và năng lượng trao đổi tiêu thụ của thỏ giai đoạn mang thai cao nhất ở nghiệm thức LU_P3,75 có ý nghĩa thống kê (Pới các nghiệm thức còn lại vàDM, CP, NDF và ME tiêu thụ của thỏ ở nghiệm thức LU_P3,75 lần lượt là 127; 27,9; 48,6 g/con/ngà y và 1,32 MJ/con/ngày. Ở các nghiệm thức LU_P0, LU_P1,25, LU_P2,5 và LU_P5 các giá trị này nằm trong các khoảng tương ứng là 121-122; 27,0-27,4; 44,6-46,5 g/con/ngày và 1,27-1,28 MJ/con/ngày. Hàm lượng dưỡng chất tiêu thụ và năng lượng trao đổi của thỏ giai đoạn nuôi con có xu hướng tương tự như giai đoạn mang thai. Lượng tiêu thụ DM, CP, NDF và ME của thỏ giai đoạn nuôi con ở nghiệm thức LU_P3,75 cao nhất đạt 160; 35,0; 60,8 g/con/ngày và 1,66 MJ/con/ngày. Các nghiệm thức còn lại những giá trị này lần lượt là 150-155; 33,5-34,4; 55,6-58,6 và 1,57-1,63 MJ/con/ngày. Khối lượng của thỏ cái ở lứa 1 giai đoạn mang thai và nuôi con đều tăng qua các tuần. Tăng khối lượng trung bình của thỏ giai đoạn mang thai qua các nghiệm thứ