Đề tài nghiên cứu thành loài sán dây trên chó tại các tỉnh ĐBSCL và bệnh lý của bệnh sán dây do Dipylidium caninum được thực hiện từ tháng 1/2017 đến 1/2019 bằng phương pháp xét nghiệm phân Benedek, mỗ khám Skrjabin, phương pháp kiểm tra một số chỉ tiêu huyết học. Kết quả cho thấy hầu hết chó nhiễm sán dây ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có liên quan đến loài Dipylidium caninum, qua đánh giá lâm sàng bệnh sán dây do Dipylidium caninum chỉ ra rằng chó nhiễm Dipylidium caninum có thải trứng/đốt sán không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng có chiếm tỷ lệ đa số 47,09% tổng số chó nhiễm Dipylidium caninum, các biểu hiện lâm sàng khác như: Bỏ ăn, sụt cân; xù lông, chậm lớn; run rẩy, xiêu vẹo; rối loạn tiêu hóa; tiêu chảy nặng, phân có máu lần lượt có tỷ lệ là 6,35%; 3,17%; 3,97%; 2,65%; 2,12%. Các triệu chứng phổ biến thường gặp nhất trong bệnh sán dây trên chó là dạng kết hợp 2 hay nhiều triệu chứng chiếm tỷ lệ khá cao 28,31%, triệu chứng ngứa cắn hậu môn cũng là hiện lâm sàng thường thấy của chó nhiễm sán dây chiếm tỷ lệ 25,40%. Trong khi đó, đa số chó có bệnh tích xuất huyết cục bộ tại vị trí bám của sán chiếm tỷ lệ 53,53% so với tổng số chó khảo sát, thể kết hợp 2 bệnh tích trở lên có 93 cá thể chiếm 25,27%, thể viêm ruột cata, xuất tiêt chất nhầy vàng hay vàng nâu chiếm 15,22% và cuối cùng là thể viêm loét ruột với nhiều nốt sần chiếm 6,52%. Cósự thay đổi các chỉ tiêu sinh lý máu như Bạch cầu, Bạch cầu lympho, Bạch cầu trung tính, Hồng cầu, Hemoglobin ở chó nhiễm nhiễm sán dây so với chó không nhiễm
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên