Allelopathy là một cơ chế đối kháng thực vật phổ biến trong tự nhiên, cơ chế này thể hiện khi sự phát triển của loài thực vật này có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển các loài thực vật lân cận thông qua việc sản sinh các hợp chất thứ cấp. Trong nghiên cứu này, khả năng kháng cỏ lồng vực (CLV) của cao chiết ethanol từ cây bồ công anh (BCA) được khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả khảo sát cho thấy, tại nồng độ 5 mg/mL cao chiết của thân BCA có tác dụng ức chế nảy mầm hạt CLV cao nhất là 73,3%. Bên cạnh đó, hàm lượng polyphenol và flavonoid tổng số trong cây BCA được xác định bằng phương pháp đo quang phổ. Các hợp chất polyphenol và flavonoid có trong tất cả các bộ phận của cây. Hàm lượng polyphenol cao nhất trong lá là 9,67 mg/mLcao , flavonoid có hàm lượng nhiều nhất trong rễ là 29,56 mg/mL cao. Mẫu cao chiết từ các bộ phận cây BCA được sử dụng để định tính các acid phenolic bằng phương pháp HPLC. Có bảy loại acid phenolic hiện diện trong các mẫu cao chiết BCA, đó là chlorogenic, syringic, vanillic, synapic, p-coumaric, benzoic và ellagic. Từ các số liệu cho thấy BCA là một loài thực vật hoang dại rất có tiềm năng trong nghiên cứu về các hợp chất tự nhiên có hoạt tính kháng cỏ.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên