Phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) được sử dụng để phân tích các điều kiện lên men bao gồm nồng độ chất khô hòa tan ban đầu, pH và mật số nấm men ban đầu đối với hàm lượng ethanol sinh ra trong quá trình sản xuất rượu vang thanh trà sử dụng dòng nấm men phân lập Saccharomyces cerevisiae (5.5A). Các thí nghiệm được thiết kế theo mô hình Box-Behnken nhằm thiết lập các điều kiện tối ưu để cải thiện chất lượng rượu vang thanh trà. Kết quả cho thấy các giá trị dự đoán từ kết quả tối ưu hóa quá trình lên men rượu vang thanh trà phù hợp với dữ liệu thử nghiệm. Sử dụng dòng nấm men phân lập 5.5A lên men rượu ở điều kiện pH 4.0, tổng chất khô hòa tan ban đầu là 24oBrix và mật độ nấm men ban đầu là 105 tế bào/mL, cho sản phẩm có nồng độ cồn là 13,52%Vol. Chất lượng rượu vang thanh trà (hàm lượng methanol, adehyde và hydrogen cyanic) đạt tiêu chuẩn Việt Nam đã được công bố (TCVN 7045: 2013).
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên