Một thí nghiệm được tiến hành trên 1.200 gà ác đẻ từ 24 đến 33 tuần tuổi để đánh giá ảnh hưởng của mức năng lượng lên năng suất, chất lượng trứng và hiệu quả kinh tế của các khẩu phần ăn. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm thức: đối chứng (sử dụng thức ăn của công ty CP Vina cho gà ác đẻ) và 3 nghiệm thức tương ứng với 3 mức độ năng lượng là cao 2789 kcal/kg (MET), vừa 2647 kcal/kg (MEM) và thấp 2573 (MEL) và cùng một mức độ protein là 16% với 10 lần lặp lại. Các mức năng lượng của khẩu phần đã ảnh hưởng lên tỉ lệ đẻ của gà, khẩu phần có mức năng lượng cao đạt tỉ lệ đẻ tương đương với đối chứng (P=0,04). Hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất ở nghiệm thức MEC (P=0,01). Tuy nhiên, các mức năng lượng không ảnh hưởng lên khối lượng trứng, chỉ số hình dáng, đơn vị Haugh, chỉ số lòng trắng, lòng đỏ và tỉ lệ các thành phần quả trứng, nhưng mức năng lượng cao đã làm tăng độ dày vỏ trứng. Khẩu phần có mức năng lượng cao có chi phí thức ăn thấp nhất.
Từ khóa: gà bản địa, hiệu quả thức ăn, năng lượng, tỉ lệ đẻ trứng,
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên