Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá khả năng tiêu hóa cám, lục bình và bột cá tra trên ngỗng địa phương. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Mỗi đợn vị thí nghiệm gồm 2 con ngỗng và được cân bằng giới tính. Nghiệm thức (NT) 1 là khẩu phần cơ sở (KPCS), NT2 là 60% KPCS và 40% cám, NT3 là 75% KPCS+25% bột cá tra. Kết quả cho thấy tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất DM, OM, CP, EE, CF của các khẩu phần thí nghiệm và của thực liệu thí nghiệm là khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tuy nhiên, khi so sánh giữa con trống và mái thì tỷ lệ tiêu hóa này không có sự khác biệt nhưng khi so sánh tỷ lệ tiêu hóa toàn phần và tiêu hóa hồi tràng thì có sự khác biệt thống kê (P<0,05). Tỷ lệ tiêu hóa toàn phần cho kết quả về DM, OM, CP, EE, CF cao hơn so với phương pháp tiêu hóa hồi tràng. Từ khóa: Lục bình (Eichhonia crassipes), cám, bột cá tra, tiêu hóa toàn phần, tiêu hóa hồi tràng
Trích dẫn: Phạm Tấn Nhã, 2018. Ảnh hưởng của thời gian trữ trứng lên tỉ lệ ấp nở của vịt Xiêm Pháp dòng R31. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(9B): 1-5.
Trích dẫn: Phạm Tấn Nhã, 2018. Ảnh hưởng của vị trí trong chuồng nuôi đến tăng trưởng của gà lương phượng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(7B): 1-5.
Trích dẫn: Phạm Tấn Nhã, 2019. Ảnh hưởng của việc bổ sung dịch tôm thủy phân và dịch mực thủy phân đến tăng trưởng của gà Nòi lai giai đoạn 5 – 12 tuần tuổi. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(1B): 1-6.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên