Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu là xác định được độ chín thích hợp của nguyên liệu để chế biến các sản phẩm trái cây sấy dẻo định hình (fruit leather) từ xoài cát Hòa Lộc (Mangifera indica L.), chuối xiêm (Musa paradisiaca L.), thanh long ruột đỏ (Hylocereuscostaricensis), đu đủ ruột đỏ (Carica papaya) và mãng cầu gai (Annona muricata L.). Độ chín được xác định dựa trên độ Brix ban đầu của quả, kết quả được đánh giá dựa trên sự thay đổi về hiệu suất thu hồi, màu sắc, đặc tính cấu trúc, độ hoạt động của nước, các tính chất hóa lý cơ bản của sản phẩm và chỉ tiêu cảm quan. Từ kết quả phân tích và đo đạc cho thấy, xoài cát Hòa Lộc đạt độ chín 22-24°Bx, màu vàng có đốm xanh; chuối xiêm đạt độ chín 20-22°Bx, màu vàng xanh; thanh long ruột đỏ đạt độ chín 10-13°Bx, màu hồng còn màu xanh trên vỏ quả, gai tươi còn xanh, thịt quả mềm; mãng cầu gai đạt độ chín 10-12°Bx, màu xanh hoàn toàn, thịt quả mềm; đu đủ ruột đỏ đạt độ chín 12-14°Bx, màu vàng còn sọc xanh trên vỏ quả phù hợp để chế biến sản phẩm trái cây sấy dẻo định hình. Sản phẩm chế biến đạt các đặc tính tốt về màu sắc, tính chất hóa lý, hiệu suất thu hồi sản phẩm và giá trị cảm quan cao, được sự chấp nhận của người tiêu dùng.
Từ khóa: độ chín, độ Brix, hiệu suất thu hồi, sấy dẻo định hình, màu sắc.
Trần Thanh Trúc, Nguyễn Văn Mười, 2015. Tuyển chọn dòng nấm mốc Aspergillus niger sinh tổng hợp protease hoạt tính cao. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 41: 12-20
Trích dẫn: Trần Thanh Trúc, Võ Hoàng Ngân và Nguyễn Văn Mười, 2016. Ảnh hưởng của muối và các phụ gia đến sự tạo gel và đặc tính cấu trúc của chả cá lóc đông lạnh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 1): 122-130.
Trần Thanh Trúc, Nguyễn Văn Mười, 2014. TỐI ƯU HÓA ĐIỀU KIỆN LÊN MEN SINH TỔNG HỢP PECTIN METHYLESTERASE TỪ ASPERGILLUS NIGER BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỀ MẶT ĐÁP ỨNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 133-140
Trần Thanh Trúc, Nguyễn Văn Mười, Huỳnh Ngọc Tâm, 2014. CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA POLYPHENOL OXYDASE TRÍCH LY TỪ CỦ KHOAI LANG TRẮNG (IPOMOEA BATATAS L.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 141-148
Trích dẫn: Trần Thanh Trúc và Nguyễn Văn Mười, 2019. Nghiên cứu trích ly lipase (EC 3.1.1.3) từ nội tạng cá lóc nuôi. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 174-184.
Trần Thanh Trúc, Nguyễn Văn Mười, Tống Thị Quý, 2016. Ảnh hưởng của phụ gia bổ sung đến chất lượng sản phẩm chà bông cá lóc. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 42: 19-28
Trần Thanh Trúc, Nguyễn Văn Mười, Đỗ Thị Đoan Khánh, 2009. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI KHỐI LƯỢNG ĐẾN TÍNH CHẤT VẬT LÝ ĐẶC TRƯNG CỦA CÁ SẶC RẰN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11b: 293-300
Trần Thanh Trúc, Nguyễn Văn Mười, Đỗ Thị Đoan Khánh, 2009. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG SORBITOL VÀ ETHANOL ĐẾN SỰ THAY ĐỔI ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA NƯỚC VÀ CHẤT LƯỢNG KHÔ CÁ SẶC RẰN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11b: 317-326
Trần Thanh Trúc, Nguyễn Văn Mười, Vi Nhã Tuấn, Võ Thị Anh Minh, 2015. Nghiên cứu khả năng thủy phân dịch protein của thịt đầu tôm sú bằng enzyme protease nội tại. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 37: 39-46
Trần Thanh Trúc, Lý Nguyễn Bình, Nguyễn Văn Mười, Dương Thị Thúy Oanh, 2006. ĐỘNG HỌC SỰ THAY ĐỔI CẤU TRÚC KHÓM Ở CÁC ĐIỀU KIỆN TIỀN XỬ LÝ KHÁC NHAU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 06: 43-52
Trần Thanh Trúc, Nguyễn Văn Mười, Nguyễn Hùng Đức, 2013. ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH RỬA VÀ CRYOPROTECTANT ĐẾN ĐẶC TÍNH CẤU TRÚC CỦA SURIMI TỪ THỊT DÈ CÁ TRA. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 27: 79-87
Trần Thanh Trúc, Trần Bạch Long, Phan Thị Bích Ngọc, Hà Thị Thụy Vy, Nguyễn Văn Mười, 2014. NGHIÊN CỨU TRÍCH LY ENZYME PROTEASE TỪ THỊT ĐẦU TÔM SÚ (PENAEUS MONODON). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 8-14
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên