The objective of this research was to determine factor affecting the extraction of lipase from visceral organs of cultured snakehead fish (Channastriata). Influence lipase in individual organs of the snakehead fish and the stability of the enzyme during frozen storage has been identified. After that, extraction conditions of lipase from the appropriate visceral organs of snakehead fish were also investigated. The individual factors (ratio of raw materials and solvent, changed from 1:1 to 1:6, w/v, solvent pH with 8 levels, from pH 3 to pH 10) which influenced to lipase extraction were initially determined. The response surface methodology (RSM) based on two-variable central composite design (CCD) was used to model the correlation of extraction temperature and time to lipase activity. The results showed that, the lipase activity extracted from pancreas and intestine of snakehead fish was higher than that from the stomach. Quick-freezing followed by frozen storage under the temperature of -18±2°C to maintain the lipase stability of visceral organs from snakehead fish for 8 weeks. The highest activity of lipase extracted from visceral organs (without stomach) was 78.42 U/g dry materials when using phosphate buffer pH 6.0 and the 1:4 (w/v) ratio of sample and solvent; optimal extraction temperature was 40.3°C for 211.2 minutes.
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trích ly lipase từ nội tạng của cá lóc nuôi. Tiến hành khảo sát sự hiện diện của lipase ở các bộ phận nội tạng riêng lẻ và sự ổn định hoạt tính của lipase có trong nội tạng cá lóc theo thời gian trữ đông. Từ bộ phận nội tạng cá lóc thích hợp đã được xác định, khảo sát các yếu tố có tác động đến hiệu quả trích ly lipase, bao gồm: (i) ảnh hưởng của các yếu tố riêng lẻ (tỷ lệ nguyên liệu và dung môi, thay đổi từ 1:1 đến 1:6, w/v, pH của dung môi với 8 mức khảo sát, từ pH 3 đến pH 10); (ii) tương quan giữa nhiệt độ và thời gian trích ly đến hoạt tính lipase được xác định bằng phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) dựa trên thiết kế thí nghiệm trung tâm (CCD). Kết quả khảo sát cho thấy, trong nội tạng cá lóc, lipase được trích ly từ gan tụy và ruột cá lóc có hoạt tính cao hơn so với dạ dày. Cấp đông và trữ đông nguyên liệu ở nhiệt độ -18±2°C giúp duy trì hoạt tính lipase có trong nội tạng cá lóc đến 8 tuần. Dịch chiết lipase thu được từ hỗn hợp nội tạng cá lóc (loại bỏ dạ dày) có hoạt tính cao nhất là 78,42 U/g chất khô nguyên liệu (CKNL) khi sử dụng đệm phosphate pH 6 với tỷ lệ nội tạng và dung môi là 1:4 (w/v); nhiệt độ trích ly tối ưu là 40,3°C trong thời gian 211,2 phút.
Trích dẫn: Trần Thanh Trúc và Nguyễn Văn Mười, 2019. Nghiên cứu trích ly lipase (EC 3.1.1.3) từ nội tạng cá lóc nuôi. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 174-184.
Trần Thanh Trúc, Nguyễn Văn Mười, 2015. Tuyển chọn dòng nấm mốc Aspergillus niger sinh tổng hợp protease hoạt tính cao. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 41: 12-20
Trích dẫn: Trần Thanh Trúc, Võ Hoàng Ngân và Nguyễn Văn Mười, 2016. Ảnh hưởng của muối và các phụ gia đến sự tạo gel và đặc tính cấu trúc của chả cá lóc đông lạnh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 1): 122-130.
Trần Thanh Trúc, Nguyễn Văn Mười, 2014. TỐI ƯU HÓA ĐIỀU KIỆN LÊN MEN SINH TỔNG HỢP PECTIN METHYLESTERASE TỪ ASPERGILLUS NIGER BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỀ MẶT ĐÁP ỨNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 133-140
Trần Thanh Trúc, Nguyễn Văn Mười, Huỳnh Ngọc Tâm, 2014. CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA POLYPHENOL OXYDASE TRÍCH LY TỪ CỦ KHOAI LANG TRẮNG (IPOMOEA BATATAS L.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 141-148
Trần Thanh Trúc, Nguyễn Văn Mười, Tống Thị Quý, 2016. Ảnh hưởng của phụ gia bổ sung đến chất lượng sản phẩm chà bông cá lóc. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 42: 19-28
Trần Thanh Trúc, Nguyễn Văn Mười, Đỗ Thị Đoan Khánh, 2009. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI KHỐI LƯỢNG ĐẾN TÍNH CHẤT VẬT LÝ ĐẶC TRƯNG CỦA CÁ SẶC RẰN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11b: 293-300
Trần Thanh Trúc, Nguyễn Văn Mười, Đỗ Thị Đoan Khánh, 2009. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG SORBITOL VÀ ETHANOL ĐẾN SỰ THAY ĐỔI ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA NƯỚC VÀ CHẤT LƯỢNG KHÔ CÁ SẶC RẰN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11b: 317-326
Trần Thanh Trúc, Nguyễn Văn Mười, Vi Nhã Tuấn, Võ Thị Anh Minh, 2015. Nghiên cứu khả năng thủy phân dịch protein của thịt đầu tôm sú bằng enzyme protease nội tại. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 37: 39-46
Trần Thanh Trúc, Lý Nguyễn Bình, Nguyễn Văn Mười, Dương Thị Thúy Oanh, 2006. ĐỘNG HỌC SỰ THAY ĐỔI CẤU TRÚC KHÓM Ở CÁC ĐIỀU KIỆN TIỀN XỬ LÝ KHÁC NHAU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 06: 43-52
Trần Thanh Trúc, Nguyễn Văn Mười, Nguyễn Hùng Đức, 2013. ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH RỬA VÀ CRYOPROTECTANT ĐẾN ĐẶC TÍNH CẤU TRÚC CỦA SURIMI TỪ THỊT DÈ CÁ TRA. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 27: 79-87
Trần Thanh Trúc, Trần Bạch Long, Phan Thị Bích Ngọc, Hà Thị Thụy Vy, Nguyễn Văn Mười, 2014. NGHIÊN CỨU TRÍCH LY ENZYME PROTEASE TỪ THỊT ĐẦU TÔM SÚ (PENAEUS MONODON). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 8-14
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên