Thí nghiệm này được tiến hành nhằmđánh giá ảnh hưởng của các mức độ thức ăn hỗn hợp đến sự sinh khí CH4 và CO2 trong thí nghiệm in vitro. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Năm nghiệm thức đó là HH0, HH10, HH20, HH30 và HH40 tương ứng với tỷ lệ bổ sung mức 0, 10, 20, 30 và 40% thức ăn hỗn hợp vào chất nền là cỏ voi (tính trên DM). Dịch dạ cỏ được lấy trực tiếp từ bò được nuôi dưỡng bằng khẩu phần100% cỏ voi. Lượngkhí tổng số sinh ra được xác định ở các thời điểm 3, 6, 12, 18, 24 và 48 giờ. Nồng độ khí CH4 và CO2 được xác định tại các thời điểm 12, 24 và 48 sau khi ủ. Kết quả thí nghiệm cho thấy, tổng lượng khí, CH4 và CO2 (ml) in vitro khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức(Pgiá trị này tăng dần khi tăng mức thức ăn hỗn hợp từ 0 đến 40%. Lượng khí CH4 (ml/g OM) từ 0 đến 48 giờ tỷ lệ thuận với mức thức ăn hỗn hợp được bổ sung vào khẩu phần từ 0 đến 40%. Giá trị vật chất khô tiêu hóa (DMD) và chất hữu cơ tiêu hóa (OMD) cũng tăng từ nghiệm thức HH0 đến HH40. Tăng OMD (%) thêm 1% thì sự sinh khí CH4 (ml/gOM) ở 48 giờ tăng thêm 4,08; 1,57; 1,93 và 2,15% tương ứng cho các nghiệm thức bổ sung thức ăn hỗn hợp 10, 20, 30 và 40% tổng DM được lên men. Kết luận của thí nghiệm là lượng khí CH4 và CO2 (ml/g OM) tăng dần khi tăng mức độ bổ sung thức ăn hỗn hợp. Tương tự, tỷ lệ tiêu hóa DM và OM cũng tăng rõ rệt khi tăng lượng bổ sung thức ăn hỗn hợp vào khẩu phần. Mức thức ăn hỗn hợp bổ sung vào chất nềnlà cỏ voi tối ưu là 20% tính trên DM. Từ khóa: thức ăn hỗn hợp, thức ăn thô, khí nhà kính, dịch dạ cỏ, sinh khí
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên