Thí nghiệm này được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của các mức độ mỡ cá tra (MCT) đến sự sinh khí CO2 và CH4 ở in vitro. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Năm nghiệm thức là MCT0; MCT1.5; MCT3; MCT4.5 và MCT6, tương ứng với tỷ lệ bổ sung mỡ cá tra ở mức 0; 1,5; 3; 4,5 và 6% vào chất nền cỏ voi và 20% thức ăn hỗn hợp (tất cả được tính trên DM). Dịch dạ cỏ được lấy trực tiếp từ bò được nuôi dưỡng bằng khẩu phần 80% cỏ voi và 20% thức ăn hỗn hợp (% DM). Lượng khí tổng số sinh ra được xác định ở các thời điểm 0, 3, 6, 9, 12, 24, 48 và 72 giờ. Nồng độ khí CH4 và CO2 được xác định tại các thời điểm 24, 48 và 72 giờ. Kết quả thí nghiệm cho thấy sự sinh khí tổng số, CH4 và CO2 in vitro từ 0 đến 72 giờ khác biệt có ý nghĩa thống kê (Pữa các nghiệm thức, các giá trị này giảm dần khi tăng mức MCT từ 0 đến 6%. Sự sinh khí CH4 (ml/ gOM) ở 72 giờ từ 37,5 giảm xuống 23,4 và tỷ lệ nghịch với mức MCT được thêm vào khẩu phần 0-6%. Tuy nhiên, giá trị DMD và OMD in vitro cũng giảm từ nghiệm thức MCT0 đến MCT6. Kết luận của thí nghiệm là lượng khí CH4 và CO2 (ml/g OM) giảm dần khi mức độ bổ sung mỡ cá tăng dần, tuy nhiên, tỷ lệ tiêu hóa DM và OM cũng giảm rõ rệt khi tăng lượng bổ sung mỡ cá tra. Mức mỡ cá tra bổ sung vào chất nền là cỏ voi và 20% thức ăn hỗn hợp tối ưu là 3% (tính trên DM). Từ khóa: mỡ cá, cỏ