Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp xử lý rơm lên tốc độ, tích lũy khí CH4 phát thải và năng suất lúa trên đất phù sa tại xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu được thực hiện trên diện rộng (1500m2/1 mô hình), với 3 công thức xử lý rơm khác nhau và 6 lần lặp lại cho từng mô hình. Các công thức xử lý rơm gồm: (i) Cày vùi rạ (350 kg rạ/1.000 m2), (ii) Phun nấm Tricoderma sp. trực tiếp lên rơm, rạ và sau đó cày vùi vào đất (520 kg rơm, rạ/1.000 m2) và (iii) Đốt rơm và rạ (cháy không hoàn toàn). Kết quả nghiên cứu cho thấy việc cày vùi rơm rạ không làm gia tăng tốc độ và tổng lượng khí CH4 phát thải so với các phương pháp xử lý nấm Trichoderma sp.sau đó cày vùi rơm rạ và đốt đồng. Cày vùi rơm rạ giúp gia tăng hàm lượng C và N tổng số trong đất vào giai đoạn cuối vụ (p0,05) giữa ba phương pháp xử lý rơm rạ.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên