Xuất hiện trong thời kỳ mà hoạt động trao đổi, giao dịch giữa các quốc gia diễn ra còn hạn chế, nguyên tắc lãnh thổ dễ dàng được chấp nhận bởi cộng đồng quốc tế cho phép quốc gia thực hiện thẩm quyền tối thượng bên trong lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, khi hoạt động trao đổi, giao dịch xuyên biên giới diễn ra phổ biến, sự ?nở rộ? của thương mại toàn cầu khiến cho nguyên tắc lãnh thổ bộc lộ những hạn chế của mình. Vấn đề được đặt ra ở đây là, liệu thẩm quyền quốc gia có thể mở rộng đến các vụ việc mà hậu quả của nó có ảnh hưởng đến quốc gia mình? Và liệu việc mở rộng thẩm quyền như thế có dễ dàng được chấp nhận bởi các quốc gia khác? Nguyên tắc ngoài lãnh thổ (Extraterritorial Principle), hay học thuyết ảnh hưởng (Effects Doctrine), xuất hiện nhằm cố gắng giải quyết các vấn đề, kèm theo đó là những tranh cãi giữa các quốc gia trước khi nó được thừa nhận rộng rãi. Trên phương diện pháp luật cạnh tranh, bài viết phân tích nguyên tắc ngoài lãnh thổ trong pháp luật Hoa Kỳ và đề xuất xem xét lại đối tượng điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh Việt Nam.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên