Lạm phát luôn là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô được quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia. Việt Nam là nước đang phát triển và có một nền kinh tế nhỏ, mở và có tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Do vậy, lạm phát luôn diễn biến phức tạp vì dễ bị tổn thương bởi những yếu tố kinh tế nội tại và bên ngoài. Bài nghiên cứu này nhằm phân tích các nhân tố vĩ mô tác động đến lạm phát trong giai đoạn 1992-2012, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát trong thời gian tới. Kết quả ước lượng mô hình véc tơ điều chỉnh sai số VECM (Vector Error Correction Model) với các biến số chỉ số giá tiêu dùng CPI, GDP, lượng cung tiền M2, tín dụng, lãi suất, tỷ giá, giá dầu và giá gạo quốc tế cho thấy lạm phát ở Việt Nam chịu tác động nhiều bởi lạm phát kỳ vọng và tỉ giá hối đoái. Trong ngắn hạn, chính sách tiền tệ (CSTT) không là công cụ phản ứng nhanh và hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát ở Việt Nam.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên