Bài viết sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu làm chủ đạo để nghiên cứu cơ sở lí thuyết về năng lực tư duy bậc cao ở người học. Trên cơ sở phân tích các lí luận về thang đánh giá Bloom và Bloom cải tiến, các nhận định của R.J. Marzano về thang Bloom và tình hình thực tế sử dụng thang Nikko trong dạy học môn Địa lý trung học phổ thông (THPT) ở Việt Nam, bài viết đã giải quyết một số vấn đề sau: 1) hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về câu hỏi tư duy bậc cao, 2) thiết kế các dạng câu hỏi tư duy bậc cao dùng trong dạy học cho môn Địa lí THPT, 3) đề xuất một số biện pháp sử dụng hiệu quả hệ thống câu hỏi tư duy bậc cao trong dạy học Địa lí THPT. Các ví dụ về câu hỏi Địa lí tư duy bậc cao được phân tích chi tiết, từ đó giáo viên có thể dễ dàng vận dụng để thiết kế và sử dụng các câu hỏi tương tự.
Lê Văn Nhương, 2015. Thực trạng và giải pháp sử dụng giáo trình điện tử để phát triển năng lực tự học cho sinh viên sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 41: 81-89
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên