Hiện nay màng ăn được đang chứng tỏ tiềm năng cho việc thay thế các loại màng nhựa sử dụng đóng gói trong ngành công nghiệp thực phẩm. Một trong những lợi thế chính là sự hấp dẫn về môi trường của công nghệ này, trong đó sản xuất không có chất thải bao bì. Trong đó, các muối của casein được xem là một trong những loại nguyên liệu hấp dẫn để chế tạo loại bao bì tự phân hủy và có đặc tính hòa tan trong nước. Ảnh hưởng của các thành phần tạo màng sodium caseinate (SoCas) bao gồm nồng độ SoCas (5 ÷20%) và glycerol (1÷ 4%) thông qua phân tích các đặc tính cơ lý của màng. Màng SoCas với các đặc tính cơ lý tốt được áp dụng cho tiến trình bảo quản trứng muối. Các thí nghiệm được bố trí nhằm so sánh hiệu quả của màng bao kết hợp hoặc không kết hợp với xử lý kali sorbate (0,05% trong dung dịch muối) đến chất lượng trứng muối trong thời gian bảo quản. Kết quả nghiên cứu cho thấy màng SoCas sở hữu các đặc tính cơ lý tốt khi phối chế sodium caseinate ở nồng độ 10%, cùng với 3% glycerol. Xử lý kalisorbate và bao màng SoCas là phương pháp đơn giản và rẽ tiền cho quá trình bảo quản trứng muối. Kết quả nghiên cứu cho thấy trứng muối được xử lý và bao màng có thể kéo dài thời gian bảo quản đến 75-80 ngày với chất lượng tương đối ổn định.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên