Assessment of striped catfish fillet quality at different rearing area was done by sampling harvest fish (0.8-1kg, 10 fish/pond) at nine ponds located in Can Tho province, Vietnam. Fish ponds were classified into three groups such as closed to Mekong river (group 1), closed to Mekong tributaries (group 2) and in inland area (internal channel water supply, group 3). Collected fish was killed, filleted and evaluated fillet color as well as calculated for fillet ratio. Fillet was then stored in ice and transfer to laboratory for chemical composition analysis as moisture, protein, lipid, ash and amino acid content. Results showed that significant lowest organic matter content of sediment was found in group I. The highest percentage of ?white? fillet (93.3%) was found in group II and it was significant different to group III (53.3%). The fillet ratio was not significant difference between groups, varied 2.14 to 2.17. Results from linear regression showed that there was no correlation between organic matter content of sediment and fillet color (R2=0.074; p=0.479). Chemical compositions such as protein, lipid, moisture and ash between groups were not significant difference.
TóM TắT
Đề tài đánh giá chất lượng cá tra thương phẩm ở các khu vực nuôi khác nhau được thực hiện bằng cách thu mẫu cá tra (0,8-1 kg, 10 con) tại 9 ao nuôi ở Cần Thơ chia làm ba khu vực nuôi: 3 ao nuôi có vị trí tại cồn giữa sông thuận tiện nguồn nước cấp (khu vực I), 3 ao nuôi có vị trí tại sông kênh nhỏ (khu vực II) và 3 ao nuôi có vị trí trong kênh nội đồng, xa nguồn nước sông lớn (khu vực III). Cá sau khi được bắt lên từ ao nuôi sẽ bị giết, cắt tiết, phi lê và đánh giá màu sắc miếng phi lê, tỷ lệ phi lê. Tất cả các miếng phi lê của cá sau đó được chuyển lạnh về phòng thí nghiệm xay nhuyễn, sấy lạnh và trữ lạnh nhằm phân tích thành phần sinh hóa cá như chất đạm, béo, tro, độ ẩm và acid amin. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất hữu cơ tại khu vực I là thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với khu vực nuôi II và khu vực nuôi III. Khu vực nuôi II có tỷ lệ màu trắng của thịt cá phi lê là cao nhất (93,3%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với khu vực nuôi III (53,3%). Tỷ lệ phi lê ở các khu vực nuôi khác nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê và dao động từ 2,14 đến 2,17. Kết quả phân tích hồi quy tương quan cho thấy không có sự tương quan giữa tính chất đất và màu sắc thịt cá nuôi (R2=0,074; p=0,479). Thành phần hóa học như đạm, béo, khoáng và độ ẩm của phi lê cá tra ở các khu vực nuôi khác nhau thì không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Phu, T.M., Ha, N.T.K., Tien, D.T.M., Tuyen, T.S. and Huong, D.T.T., 2016. Effect of beta-glucans on hematological, immunoglobulins and stress parameters of striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus) fingerling. Can Tho University Journal of Science. Vol 4: 105-113.
Trích dẫn: Trần Minh Phú, Đào Thị Mộng Trinh, Lê Thị Minh Thủy và Nguyễn Quốc Thịnh, 2018. Bảo quản lạnh cá lóc phi lê (Channa striata) kết hợp xử lý acid acetic. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(3B): 147-155.
Trích dẫn: Trần Minh Phú và Nguyễn Trọng Tuân, 2018. Khảo sát phương pháp phân tích nitơ bazơ bay hơi (TVB-N) đánh giá độ tươi của sản phẩm thủy sản. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 212-217.
Trích dẫn: Trần Minh Phú, Huỳnh Thị Kim Duyên, Nguyễn Lê Anh Đào, Nguyễn Thị Như Hạ, Nguyễn Quốc Thịnh và Tomoaki Hagiwara, 2020. Ảnh hưởng của cao chiết trà xanh (Camellia sinensis) đến chất lượng chả cá điêu hồng (Oreochromis sp.) bảo quản lạnh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 222-230.
Trích dẫn: Trần Minh Phú, Huỳnh Thị Kim Duyên, Nguyễn Lê Anh Đào, Nguyễn Thị Như Hạ, Nguyễn Quốc Thịnh và Tomoaki Hagiwara, 2020. Ảnh hưởng của dịch chiết cây cỏ sữa (Euphorbia hirta L.) đến chất lượng phi lê cá lóc (Channa striata) trong điều kiện bảo quản lạnh bằng nước đá. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 250-260.
Trích dẫn: Trần Minh Phú, Huỳnh Thị Kim Duyên, Nguyễn Lê Anh Đào, Nguyễn Thị Như Hạ, Nguyễn Quốc Thịnh và Tomoaki Hagiwara, 2020. Ảnh hưởng của dịch chiết cây diệp hạ châu (Phyllanthus amarus Schum. et Phonn) đến chất lượng cá bớp phi lê (Rachycentron canadum) trong điều kiện bảo quản lạnh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 255-265.
Trích dẫn: Trần Minh Phú, Huỳnh Thị Kim Duyên, Nguyễn Lê Anh Đào, Hồ Quốc Phong, Nguyễn Thị Như Hạ, Nguyễn Trọng Tuân, Nguyễn Quốc Thịnh và Tomoaki Hagiwara, 2020. Ảnh hưởng của dịch chiết lá trà xanh (Camellia sinensis) đến chất lượng tôm sú (Penaeus monodon) trong điều kiện bảo quản lạnh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 261-272.
Trích dẫn: Trần Minh Phú, Nguyễn Tâm Em, Nguyễn Quốc Thịnh, Phùng Thị Trúc Hà, Nguyễn Khánh Nam, Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Thanh Phương, 2017. Thực trạng sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học trong cá điêu hồng (Oreochromis sp.) nuôi bè vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 51b: 80-87.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên