Khoai lang bí có màu cam tự nhiên và chứa nhiều carotenoids, có lợi cho sức khỏe con người. Có thể tận dụng khoai lang bí có củ nhỏ hoặc gãy để chế biến thành bột. Bột khoai lang bí có thể bảo quản lâu hơn và vận chuyển dễ dàng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phát triển sản phẩm mới và nâng cao giá trị khoai lang. Mục đích của nghiên cứu là sử dụng mô hình động học ở các nhiệt độ sấy khác nhau (60, 70 và 80oC) để dự đoán độ ẩm và hàm lượng caroteinoid trong lát khoai lang bí thích hợp cho việc chế biến ra bột khoai lang bí đạt chất lượng (hàm lượng dinh dưỡng cao, tính chất hóa lý tốt và màu sắc đẹp). Kết quả nghiên cứu cho thấy lát khoai lang bí nên được sấy ở 70oC thì bột khoai lang bí có màu vàng sáng, hàm lượng carotenoid cao và giữ được các tính chất hóa lý tốt (độ trương nở, độ nhớt, độ bền gel, độ cứng gel). Trong quá trình sấy lát khoai lang hàm lượng nước có thể được mô tả bằng mô hình Newton và hàm lượng beta carotene có thể được dự đoán bằng mô hình động học bậc nhất biến đổi một phần theo thời gian. Năng lượng (Ea) phân hủy carotenoids trong quá trình sấy có thể được tính theo mô hình Arrhenius. Kết quả thống kê cũng cho thấy các tính chất hóa lý (độ trương nở, độ nhớt, độ bền gel và độ cứng gel) của bột khoai lang bí có hệ số tương quan cao (p
Nhan Minh Trí, LES COPELAND, 2013. ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN TÍNH CHỨC NĂNG CỦA TINH BỘT LÚA MÌ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 26: 155-161
Trích dẫn: Nhan Minh Trí, Nguyễn Thị Mai Thi, Huỳnh Thị Phương Loan và Nguyễn Bảo Lộc, 2019. Ảnh hưởng của loại khoai lang đến sự lên men, thể tích rượu và chất lượng rượu chưng cất. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 203-211.
Nhan Minh Trí, 2015. Các biến đổi chất lượng bánh tráng sữa khoai lang tím trong quá trình chế biến. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 39: 29-35
Nhan Minh Trí, 2014. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THÀNH PHẦN HÓA HỌC, TÍNH CHẤT HÓA LÝ CỦA BỘT, TINH BỘT VÀ MÀNG TINH BỘT ĐẬU XANH (VIGNA RADIATE), CỦ ẤU (TRAPA BICORNIS L-HYDROCARYACEAE) VÀ KHOAI LANG (IPOMOEA BATATAS). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 44-49
Nhan Minh Trí, Diệp Kim Quyên, 2014. ẢNH HƯỞNG THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU ĐẾN CẤU TRÚC, HÀM LƯỢNG ANTHOCYANIN VÀ VITAMIN C CỦA KẸO DẺO DÂU TÂY. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 50-60
Nhan Minh Trí, Les Copeland, 2013. ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC CỦA TINH BỘT LÚA MÌ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 27: 64-70
Nhan Minh Trí, 2015. Ảnh hưởng thành phần nguyên liệu đến quá trình chế biến và chất lượng bánh tráng sữa khoai lang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 38: 9-18
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên