The variability of starch between and within plant species causes difficulties in predicting functional performance in food processing and human nutrition. The variability of starch results from diversity of structure, which reflects the genetics of starch biosynthesis and environmental influences during plant growth. The aim of this research was to increase the understanding of environmental factors that influence variability of starch structure, and in turn starch properties that affect cereal grain quality. Starch was isolated from grain harvested from five commercial Australian wheat varieties that were grown in five different climatic regions of Australia in the season 2008. The properties that were examined including total starch content, amylose contents, starch granule size distribution and swelling power of flour and starch. Statistical analysis of variance indicated that genotype mainly affected amylose content and starch granule size distribution. Growing conditions (soil properties, nutrients, rainfall, atmospheric temperature and number of clear days) influenced on total starch content and flour swelling power.
TóM TắT
Giống và môi trường gây nên sự khác nhau về tính chất tinh bột từ đó gây khó khăn cho việc dự đoán trong chế biến thực phẩm và dinh dưỡng người. Sự khác biệt về tính chất tinh bột do tính đa dạng của gen và ảnh hưởng của môi trường trong quá trình sinh tổng hợp tinh bột khi cây phát triển. Mục tiêu của nghiên cứu là tăng sự hiểu biết về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cấu trúc tinh bột từ đó ảnh hưởng đến tính chất tinh bột và chất lượng hạt ngũ cốc. Tinh bột được trích ly từ năm giống lúa mì thương mại được trồng ở năm vùng khí hậu khác nhau ở úc trong mùa vụ 2008. Các tinh chất tinh bột được kiểm tra bao gồm: hàm lượng tinh bột, amylose, kích thước hạt tinh bột, độ trương nở của tinh bột và độ trương nở bột mì. Kết quả thống kê cho thấy rằng, giống ảnh hưởng chủ yếu đến hàm lượng amylose và kích thước hạt tinh bột. Điều kiện trồng trọt (loại đất, thổ dưỡng, lượng mưa, nhiệt độ không khí và số ngày không mây) ảnh hưởng mạnh đến hàm lượng tinh bột và độ trương nở của bột mì.
Nhan Minh Trí, LES COPELAND, 2013. ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN TÍNH CHỨC NĂNG CỦA TINH BỘT LÚA MÌ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 26: 155-161
Trích dẫn: Nhan Minh Trí, Nguyễn Thị Mai Thi, Huỳnh Thị Phương Loan và Nguyễn Bảo Lộc, 2019. Ảnh hưởng của loại khoai lang đến sự lên men, thể tích rượu và chất lượng rượu chưng cất. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 203-211.
Nhan Minh Trí, 2015. Các biến đổi chất lượng bánh tráng sữa khoai lang tím trong quá trình chế biến. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 39: 29-35
Nhan Minh Trí, 2014. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THÀNH PHẦN HÓA HỌC, TÍNH CHẤT HÓA LÝ CỦA BỘT, TINH BỘT VÀ MÀNG TINH BỘT ĐẬU XANH (VIGNA RADIATE), CỦ ẤU (TRAPA BICORNIS L-HYDROCARYACEAE) VÀ KHOAI LANG (IPOMOEA BATATAS). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 44-49
Nhan Minh Trí, Diệp Kim Quyên, 2014. ẢNH HƯỞNG THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU ĐẾN CẤU TRÚC, HÀM LƯỢNG ANTHOCYANIN VÀ VITAMIN C CỦA KẸO DẺO DÂU TÂY. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 50-60
Nhan Minh Trí, 2015. Ảnh hưởng thành phần nguyên liệu đến quá trình chế biến và chất lượng bánh tráng sữa khoai lang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 38: 9-18
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên