Nghiên cứu cải thiện màu sắc vỏ trái cũng như phẩm chất của quýt Hồng nhằm nâng cao giá trị thương phẩm và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với bảy nghiệm thức: CaCl2 (1.000 và 2.000 ppm); H3BO3 (50 và 100 ppm); Brassinolide (1 và 1,5 ppm) và đối chứng (phun nước), ba lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là hai cây, các nghiệm thức được xử lý ở thời điểm 120, 113 và 105 ngày trước khi thu hoạch. Khi đạt độ chín thu hoạch, mẫu trái được thu và bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng trong năm tuần tại Phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật, Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy, nghiệm thức Brassinolide nồng độ từ 1 - 1,5 ppm có tác dụng làm chuyển đổi màu xanh vỏ trái quýt Hồng thành màu vàng đồng rất đẹp, đồng thời làm gia tăng chất lượng trái quýt Hồng khi phân tích các chỉ tiêu phẩm chất (độ Brix, pH, vitamin C) và kéo dài được thời gian tồn trữ sau thu hoạch so với nghiệm thức thí nghiệm.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên