Bài viết này phân tích mức độ tổn thương xã hội do xâm nhập mặn đối với 800 hộ sản xuất lúa tại 88 xã thuộc 38 huyện ở 7 tỉnh ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long. Chỉ số tổn thương xã hội được tính toán theo 3 chỉ số thành phần: tổn thất tiềm năng, khả năng chống chịu, khả năng thích nghi. Kết quả phân tích cho thấy tổn thương xã hội của các hộ sản xuất lúa trên địa bàn ở mức trung bình, trong đó khả năng thích nghi thấp đã lấn át hai yếu tố tổn thất tiềm năng và khả năng chống chịu của hộ dẫn đến mức độ tổn thương cao. Kết quả phân tích cũng cho thấy hộ sản xuất lúa ít bị tổn thương hơn hộ sản xuất lúa-tôm. Ngoài ra, khu vực giáp biển dễ bị tổn thương hơn khu vực nội đồng. Bên cạnh đó, các yếu tố về trình độ học vấn, diện tích canh tác, mô hình sản xuất lúa và tình trạng tín dụng có ảnh hưởng đến khả năng thích nghi. Bài viết cũng đề xuất những kiến nghị nhằm giảm thiểu tổn thất tiềm năng, tăng cường khả năng chống chịu và khả năng thích nghi của hộ sản xuất lúa đối với xâm nhập mặn.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên