Nghiên cứu này nhằm đánh giá sinh trưởng và năng suất của 5 dòng đậu nành BC3F4 được thực hiện tại hai huyện Châu Thành và Long Phú thuộc tỉnh Sóc Trăng. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp lại. Các chỉ tiêu sinh trưởng được ghi nhận ở thời điểm ra hoa và thu hoạch. Các chỉ tiêu số trái/cây, số hạt/trái, khối lượng 1000 hạt và năng suất của các dòng đậu nành được đánh giá khi thu hoạch. Độ mặn trong nước tưới ghi nhận ở Long Phú (EC = 2,27-2,56 mS/cm) cao hơn Châu Thành (EC = 1,9 mS/cm) và có một số thời điểm EC>4 mS/cm, được đánh giá là nước nhiễm mặn. Do đó, các dòng đậu nành trồng ở Long Phú có thành phần năng suất hạt thấp hơn so với Châu Thành. Năng suất hạt cá thể (g/cây) ở Châu Thành và Long Phú lần lượt trên các dòng: dòng MTĐ 878-2 (4,7 và 2,52), 1400-3 (5,52 và 2,52), dòng 1500 (5,69 và 2,97), dòng 1600-1 (7,27 và 3,01), dòng 30000 (8,44 và 2,41) và dòng 31000-2 (5,07 và 3,65), giảm tương ứng giữa 2 địa điểm là 46,3; 54,3; 47,8; 58,6; 71,4 và 28,0%. Năng suất của dòng 31000-2 bị giảm thấp nhất (28%) trong điều kiện canh tác nước tưới mặn tại Châu Thành và Long Phú.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên