Thí nghiệm này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mức độ mặn trong nước uống lên lượng thức ăn, nước uống, khả năng tăng trọng và chỉ tiêu sinh lý của dê thịt. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm thức và 04 lần lập lại, tổng cộng là 16 đơn vị thí nghiệm là 16 dê đực Boer lai. Bốn nghiệm thức (NT) trong thí nghiệm bao gồm: NT đối chứng (ĐC), 3 nghiệm thức nước mặn là NT5, NT10 và NT15 tương ứng với các nồng độ nước biển pha loãng là 0,5; 1,0 và 1,5%. Kết quả thí nghiệm cho thấy các mức độ mặn trong nước uống ảnh hưởng đến lượng thức ăn, nước uống của dê. Lượng thức ăn tiêu thụ của dê giảm dần khi lượng nước uống có nồng độ muối tăng dần. Ngược lại, lượng nước uống tăng tỷ lệ thuận với nồng độ muối trong nước uống (P0,05). Tuy nhiên, ở thời điểm 15:00 giờ dê ở NT15 giảm tần số hô hấp và tăng nhiệt độ trực tràng so với ĐC. Kết quả của thí nghiêm đã chỉ ra rằng dê thịt lai Boer có thể sử dụng nước muối với nồng độ 0,5-1,0%, ngược lại ở nồng độ nước muối 1,5% dê giảm lượng tiêu thụ thức ăn.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên