Chitosan (CS) chiết xuất từ vỏ tôm và biochar (BC) nhiệt phân từ trấu đã được sử dụng để tổng hợp vật liệu hấp phụ chitosan-biochar (CS@BC). Khả năng hấp phụ Safranin-O (SO) trong nước thải của hai loại vật liệu biochar và chitosan-biochar được thực hiện trong các thí nghiệm theo mẻ. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ như pH, khối lượng vật liệu, thời gian, và nồng độ ban đầu của SO đã được khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng hấp phụ ion SO trong nước của biochar biến tính chitosan tăng lên rõ rệt so với biochar ban đầu, trong cùng một điều kiện thí nghiệm. Ở nồng độ ban đầu của ion SO là 50 mg/L, hiệu suất hấp phụ sau khi biến tính của biochar (90,94%) cao hơn biochar (83,41%). Hiệu quả hấp phụ SO cao nhất ở giá trị pH 6÷7. Thời gian đạt cân bằng hấp phụ sau 240 phút. Kết quả nghiên cứu do đó đã cho thấy triển vọng ứng dụng biochar biến tính chitosan trong xử lý nước thải chứa thuốc nhuộm Safranin-O.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên