Nghiên cứu nhằm đánh giá mô hình nuôi tôm nước lợ thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), góp phần phát triển nghề nuôi tôm ven biển bền vững ở tỉnh Sóc Trăng. Thông qua phỏng vấn trực tiếp 180 hộ nuôi tôm nước lợ tại 3 huyện ven biển tỉnh Sóc Trăng (60 hộ thâm canh - TC), 60 bán thâm canh - BTC) và 60 quảng canh cải tiến - QCCT) về vấn đề liên quan đến BĐKH và ô nhiễm môi trường. Các chỉ tiêu đánh giá tập trung vào cơ sở hạ tầng (6 tiêu chí), tiêu chí kỹ thuật và quản lý ao nuôi (8 tiêu chí), nhận thức và cách ứng phó với BĐKH của nông hộ (6 tiêu chí). Mỗi chỉ tiêu được đánh giá, cho điểm theo thang điểm Likert (thang 5 điểm: 5 = rất tốt; 4 = tốt; 3 = trung bình; 2 = kém; 1 = yếu). Kết quả đánh giá cho thấy hầu hết các tiêu chí thường đạt mức trung bình trở lên, trừ những chỉ tiêu cơ sở hạ tầng và kỹ thuật của mô hình QCCT, do thiếu vốn sản xuất. Người dân canh tác mô hình QCCT có nhận thức về BĐKH và ô nhiễm môi trường tốt hơn hai quy mô còn lại. Vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng và kỹ thuật quản lý ao nuôi cần được quan tâm cho 2 mô hình BTC và QCCT, trong khi vấn đề nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH thì cần được ưu tiên cho mô hình TC nhằm hướng đến phát triển bền vững ngành nuôi tôm nước lợ cho tỉnh Sóc Trăng trong bối cảnh BĐKH.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên