Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá chất lượng nước trong hoạt động nuôi cá lóc tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long thông qua các chỉ tiêu gây ô nhiễm trong nước thải như pH, nhiệt độ, oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD), tổng Nitơ (TN), tổng Phốt pho (TP). Mẫu nước được thu tại các ao nuôi cá lóc với ba mật độ nuôi là 60 con/m2, 80 con/m2, và 100 con/m2, từ lúc bắt đầu nuôi đến khi thu hoạch. Kết quả nghiên cứu chất lượng nước ao nuôi cá lóc cho thấy nhiệt độ ổn định, pH trong nước ao nuôi có tính axit nhẹ. Hàm lượng oxy hòa tan rất thấp. Trung bình giá trị nồng độ BOD (12,9-32,7 mg/L), COD (35,9-70,34 mg/L), tổng nitơ (7-15,05 mg/L), tổng Phốt pho(0,597-2,458 mg/L) tăng trong suốt thời gian nuôi và ở cao hơn ở mật độ nuôi càng cao. Ở ao nuôi có mật độ 100 con/m2 nồng độ BOD và COD ở tháng thứ tư vượt QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Kết quả tính toán cho thấy tải lượng BOD, COD, TN và TP lần lượt là 2,16-3,86; 5,13-6,93; 1,21-1,66; 0,213 -0,296 kg/m2/vụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng các chất hữu cơ và dinh dưỡng khá cao trong nước thải ao nuôi cá lóc do đó cần xử lý trước khi thải ra môi trường.
Từ khóa: Cá lóc, chất hữu cơ, nước thải, tải lượng ô nhiễm, Trà Ôn Vĩnh Long.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên