Nghiên cứunhằm đánh giá chất lượng nước mặt trên sông Cái Sắn, chảy qua cả ba tỉnh An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang nơi có vai trò quan trọng trong giao thông đường thủy, cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho người dân. Sông Cái Sắn chịu tác động của hoạt động sản xuất nông nghiệp, khu dân cư, tiểu thủ công nghiệp, và hoạt động giao thông. Đoạn cuối sông Cái Sắn thuộc tỉnh Kiên Giang chịu ảnh hưởng của nước mặn. Nước mặt được thu tại 5 vị trí ký hiệu lần lượt là S1, S2, S3, S4 và S5. Các chỉ tiêu chất lượng nước bao gồm pH, độ đục, độ mặn (S) oxy hòa tan (DO), chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD), các chất dinh dưỡng (NH4+-N và PO43-P) và vi sinh vật (E. coli và coliform) được đánh giá thông qua Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Kết quả nghiên cứu cho thấy các thông số nhiệt độ, pH, PO43--P, tổng coliform chưa vượt QCVN 08-MT: 2015/BTNMT, Cột A1. Các chỉ tiêu TSS, COD, BOD, NH4+-N, NO3--N, E. coli chưa đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột A1. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng môi trường nước mặt sông Cái Sắn ô nhiễm nghiêm trọng, có thể là do các hoạt động sinh hoạt của cộng đồng và sản xuất kinh doanh chưa quan tâm đến bảo vệ môi trường. Cơ quan quản lý môi trường cần có giải pháp sớm khắc phục ô nhiễm trên dòng sông liên tỉnh này.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên