Mục đích của nghiên cứu này là xác định tỷ lệ vỏ trái thốt nốt có thể thay thế mùn cưa cây cao su khi bổ sung bột bắp và cám gạo ở mức 5% để trồng nấm Bào Ngư Trắng (Pleurotusflorida) có năng suất và hàm lượng đạm cao nhất. Từ đó, nó giúp tận dụng triệt để các sản phẩm phụ từ cây thốt nốt, tạo ra việc làm mang lại thu nhập đáng kể cho nông dân đồng thời cũng giúp giảm ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nghiệm thức bổ sung thốt nốt ở tỷ lệ cao có thời gian tơ phủ kín bịch trung bình là 28 ngày và có tốc độ lan tơ nhanh hơn so với các nghiệm thức có tỷ lệ mùn cưa cao (29 ngày) do có độ thoáng khí cao hơn. Dựa trên tỷ lệ tạo quả thể và dựa trên các tiêu chí không sử dụng phân bón hóa học, thời gian kết thúc lan tơ nhanh (27 - 28 ngày), thời gian thu hoạch quả thể sớm 57 ngày. Năng suất 415,50 g/bịch 1,2 kg, hiệu suất sinh học 57,57%, hàm lượng protein thô (CP (%)) đạt đến 32,68%, tỷ lệ 100% thốt nốt và bổ sung 5% cám gạo là phù hợp hơn để áp dụng trong quy trình trồng nấm Bào Ngư Trắng chỉ sử dụng cơ chất thốt nốt (áp dụng đối với vùng có nhiều cơ chất vỏ trái thốt nốt). Mặc dù năng suất 342,75 g/bịch 1,2kg khi so sánh với mùn cưakhông cao, hiệu suất sinh học đạt đến 47,60%, nhưng lại có hàm lượng dinh dưỡng - protein thô cao nhất là 38,01%. Ngoài ra, việc áp dụng quy trình trồng chỉ với 1 cơ chất chính và 1 dinh dưỡng bổ sung sẽ có nhiều lợi thế hơn trong thực tế khi tiết kiệm thời gian chuẩn bị phôi, đảm bảo nguồn cơ chất ổn định.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên