Đề tài được tiến hành nhằm mục đích tận dụng các nguồn phụ phẩm nông - lâm - công nghiệp để trồng nấm cho năng suất cao, chất lượng tốt, cung cấp nguồn dược liệu quý và đạt giá trị kinh tế cao. Cơ chất được sử dụng là mạt cưa cao su và bã mía.Nguồn dinh dưỡng bổ sung là cám gạo, bột bắp và DAP (Di-amoni-phosphate) theo các tỉ lệ 4% cám gạo, 4% bột bắp và 1,5‰ DAP. Mẫu nấm linh chi sau thời gian trồng và thu hoạch được khảo sát năng suất, hàm lượng đạm, hàm lượng tro tổng số và khả năng kháng khuẩn trên vi khuẩn Staphylococcusaureus ATCC 29213 nhằm tìm ra nồng độ ức chế tối thiểu (MIC – Minimum Inhibitory Concentration). Kết quả cho thấy hệ sợi nấm linh chi thuần nhất khi phân lập trên môi trường khoai tây agar, năng suất trung bình sau 3 đợt thu hoạchquả thể nấm trên cơ chất mạt cưa cao su (47,3g/350g cơ chất khô) cao hơn bã mía(36,6g/350g cơ chất khô). Công thức phối trộn được chọn là cơ chất bã mía được xử lý với 3% nước vôi và bổ sung 4% cám gạo với thời gian thu hoạch quả thể sớm (75 – 96 ngày),năng suất cao (51,0g/350g cơ chất khô), chất lượng quả thể tốt (hàm lượng đạm tổng/trọng lượng khô: 3,20%, hàm lượng tro tổng/trọng lượng khô: 0,21%), MIC (Minimum Inhibitory Concentration) = Nồng độ ức chế tối thiểu đối với vi khuẩn StaphylococcusaureusATCC 29213 là 12 µg/ml.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên