Nghiên cứu được thực hiện dự vào cách tiếp cận liên kết chuỗi giá trị (CGT) valuelinks của GTZ. Hai công cụ được sử dụng chính trong nghiên cứu này là lập sơ đồ chuỗi và phân tích kinh tế chuỗi. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 khâu và 8 kênh phân phối trong chuỗi giá trị tôm sú Tây Nam Bộ (TNB). Trong đó, tôm sú phần lớn được tiêu thụ qua kênh phân phối: Hộ nuôi, thương lái, doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK), người tiêu dùng nước ngoài (Xuất Khẩu). Có 3 sản phẩm tôm sú xuất khẩu chính, bao gồm: Nguyên con đông lạnh (HOSO); Bỏ đầu, đông lạnh (HLSO); và bỏ đầu, lột vỏ, còn đuôi (PTO). Trong đó, tôm PTO tạo được giá trị gia tăng và lợi nhuận cao nhất. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cải thiện kênh phân phối thông qua các hoạt động liên kết ngang và liên kết dọc, cũng như cắt giảm chi phí tôm nguyên liệu là 2 giải pháp hửu hiệu để nâng cấp chuỗi giá trị tôm ở vùng TNB
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên