Trong nghiên cứu này, công nghệ viễn thám được lựa chọn để theo dõi tình hình thay đổi đường bờ biển khu vực Tây Nam sông Hậu (ĐBSCL) qua hai quá trình chính là bồi tụ và xói lở. Phương pháp rút trích đường bờ với khảo sát thực địa được sử dụng vào việc xây dựng bản đồ bồi tụ và xói lở ven biển tại và các tỉnh khu vực Tây Nam sông Hậu - Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 1989 – 2018. Tổng diện tích bồi tụ trong toàn giai đoạn nghiên cứu là 19.866,45 ha. Tại khu vực biển Đông (Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau), diện tích bồi tụ tập trung tại các huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Đông Hải (Bạc Liêu), Đầm Dơi và Ngọc Hiển (Cà Mau) và khu vực biển Tây (Cà Mau – Kiên Giang) tập trung tại huyện Ngọc Hiển, Năm Căn (Cà Mau); An Biên, Tp.Rạch Giá (Kiên Giang). Quá trình xói lở diễn biến khá phức tạp, tổng diện tích xói lở là 17.856,51 ha, khu vực biển Đông có mức độ xói lở lớn tập trung tại huyện Đông Hải (Bạc Liêu), Năm Căn (Cà Mau) đoạn lớn nhất ghi nhận được khoảng 0,7 km, khu vực biển Tây chủ yếu tại huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), An Minh và An Biên (Kiên Giang). Độ tin cậy kết quả giải đoán đạt kết quả tốt (T>80%, Kappa: 0,67 – 0,78). Nghiên cứu đã cung cấp những thông tin cơ bản, là cơ sở đề xuất giải pháp hỗ trợ cho công tác quản lý và chiến lược phát triển trong thời gian tới
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên